Câu hỏi:
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Tự sự – Lưu Quang Vũ)
Ý nào sau đây KHÔNG nêu được ý nghĩa của bài thơ?
A.Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.
B.Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.
C.Cần biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống thì mới có được hạnh phúc lớn lao.
D.Bản chất cuộc đời là không đơn giản, là một ngã rẽ.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Bản chất cuộc đời là không đơn giản, là một ngã rẽkhông phải là ý nghĩa của bài thơ.
Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.(Trích Giá trị con người – Pa-xcan, Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.(Trích Giá trị con người – Pa-xcan, Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
A.Giá trị của con người.
B.Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa.
C.Tư tưởng của con người.
D.Giá trị của con người là ở tư tưởng.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Văn bản trên cho rằng giá trị của con người là ở tư tưởng.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: "Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng"? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: “Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”?
A.Nhấn mạnh vẻ đẹp con người.
Đáp án chính xác
B.Thể hiện con người là đấng tối cao
C.Bộc lộ cảm xúc
D.Thể hiện sự tài năng của tác giả
Trả lời:
Biện pháp tu từ trong câu văn trên nhấn mạnh vẻ đẹp của con người.
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ “tư tưởng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Từ “tư tưởng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?
A.Tư duy
B.Suy nghĩ
Đáp án chính xác
C.Tưởng tượng
D.Trí tuệ
Trả lời:
Từ “tư tưởng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ suy nghĩ.
Đáp án cần chọn là: B====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Trích Giá trị con người – Pa-xcan, Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Trong đoạn trích, tại sao Blaise Pascal cho rằng “Con người là một cây sậy”? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Trích Giá trị con người – Pa-xcan, Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Trong đoạn trích, tại sao Blaise Pascal cho rằng “Con người là một cây sậy”?A.Vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng luôn mạnh mẽ.
B.Vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng có phẩm chất đáng quý.
C.Vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng có tư tưởng.
Đáp án chính xác
D.Vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng có niềm tin.
Trả lời:
Blaise Pascal cho rằng “Con người là một cây sậy” vì tuy nhỏ bé, hoang dại nhưng có tư tưởng.
Đáp án cần chọn là: C====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A.Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Đáp án chính xác
B.Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
C.Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh
D.Phương thức biểu đạt chính là miêu tả
Trả lời:
– Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====