Câu hỏi:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đến các tập đoàn tư bản độc quyền ở Nhật Bản?
A.Làm phá sản hàng loạt các tập đoàn tư bản lớn
B.Thu hẹp lĩnh vực kiểm soát của các tập đoàn tư bản
C.Tăng cường vai trò, quyền lực của các tập đoàn tư bản về kinh tế – chính trị
Đáp án chính xác
D.Làm giảm quyền lực chính trị của các tập đoàn tư bản
Trả lời:
Khủng hoảng kinh tế đã đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất và tăng cường quyền lực cho các tập đoàn tư bản lớn (daibátxưi), nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế và chi phối đời sống chính trị, xã hội ở Nhật BảnĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành kinh tế nào của Nhật Bản? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành kinh tế nào của Nhật Bản?
A.Công nghiệp
B.Nông nghiệp
Đáp án chính xác
C.Thương nghiệp
D.Tài chính- ngân hàng
Trả lời:
Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp. Do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A.Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
B.Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân
C.Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
Đáp án chính xác
D.Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ
Trả lời:
Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoàiĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào?
A.Hàn Quốc
B.Trung Quốc
Đáp án chính xác
C.Triều Tiên
D.Đài Loan
Trả lời:
Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địaĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?
A.Đảng Dân chủ Tự do
B.Đảng Xã hội
C.Đảng Dân chủ
D.Đảng Cộng sản
Đáp án chính xác
Trả lời:
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là
A.Chính phủ hộ pháp
B.Trung Hoa Dân quốc
C.Mãn Châu Quốc
Đáp án chính xác
D.Chính phủ quốc dân
Trả lời:
Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đầu, gọi là Mãn Châu quốc. Sự kiện Mãn Châu chính là ngòi lửa của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giớiĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====