Câu hỏi:
Chó biển phía bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều, điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía Bắc là ví dụ của
A.Chọn lọc nhân tạo
B.Yếu tố ngẫu nhiên
Đáp án chính xác
C.Đột biến
D.Di nhập gen
Trả lời:
Dịch bệnh là một yếu tố ngẫu nhiên của môi trường gây nên sự biến đổi đột ngột về tần số alen không theo một chiều hướng nhất định ở quần thể.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật. Vì – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật. Vì
A.Nhờ đó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biết được nhau.
B.Nhờ đó sự tiến hóa được định hưởng.
C.Chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
Đáp án chính xác
D.Nhờ đó chúng ta mới phân loại được các loài sinh vật
Trả lời:
Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật vì chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc, do đó giúp quần thể có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại nhưng nó vẫn có vai trò trong quá trình tiến hóa? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại nhưng nó vẫn có vai trò trong quá trình tiến hóa?
A.Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi hoặc trung tính trong tổ hợp gen khác.
Đáp án chính xác
B.Tần số đột biến gen tự nhiên là rất nhỏ nên tác hại của đột biến gen là không đáng kể.
C.Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải được các gen lặn có hại.
D.Đột biến gen luôn tạo được ra kiểu hình mới.
Trả lời:
Mức độ gây hại của một alen đột biến còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp mang gen đó. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi hoặc trung tính trong tổ hợp gen khác.B sai vì, tuy tần số đột biến của 1 gen thấp nhưng hệ gen có rất nhiều gen, nên tần số xảy ra đột biến cao.C sai vì CLTN không thể đào thải alen lặn có hại ra khỏi quần thể vì alen lặn tồn tại trong cơ thể dị hợp tử.D sai vì không phải lúc nào đột biến cũng tạo ra kiểu hình mới, VD: đột biến hình thành alen lặn, cơ thể phải ở trạng thái đồng hợp lặn mới biểu hiện ra kiểu hình.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có?
A.Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể
B.Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
C.Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
D.Đều làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể
Đáp án chính xác
Trả lời:
Ý sai là D vì cả di nhập gen và đột biến đều làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các nhận định sau:1. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống.2. Chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn alen lặn.3. Chọn lọc tự nhiên tác động không phụ thuộc kích thước quần thể.4. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể.Nhận định đúng về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cho các nhận định sau:1. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống.2. Chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn alen lặn.3. Chọn lọc tự nhiên tác động không phụ thuộc kích thước quần thể.4. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể.Nhận định đúng về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là
A.(2), (4).
B.(3), (4).
C.(2), (3).
Đáp án chính xác
D.(1), (3)
Trả lời:
Các ý đúng là: (2),(3)Ý (1) sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc các kiểu hình thích nghi với môi trường.Ý (4) sai vì CLTN không thể đào thải hoàn toàn 1 alen lặn ra khỏi quần thể vì nó còn tồn tại.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Các hình thức chọn lọc nào sau đây diễn ra khi điều kiện sống thay đổi? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Các hình thức chọn lọc nào sau đây diễn ra khi điều kiện sống thay đổi?
A.Chọn lọc vận động, chọn lọc giới tính.
B.Chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định.
C.Chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa.
Đáp án chính xác
D.Chọn lọc phân hóa, chọn lọc ổn định
Trả lời:
Điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu hình thích nghi được mới có khả năng sống. đây là chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====