Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 7 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc gì?
Trả lời:
– Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc của sự nhớ nhung, hoài niệm và thỉnh thoảng cũng có thể là sự tiếc nuối.
– Những kỷ niệm này có thể mang lại cho chúng ta niềm vui, sự xúc động hoặc thậm chí là sự đau buồn.
* Đọc văn bản
1. Tưởng tượng: Hình dung cảnh thôn Vĩ được gợi tả.
– Hình ảnh: nắng hàng cau, nắng mới lên, Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.
→ Thiên nhiên hiện lên trong trẻo, ấm áp, tinh khôi, đầy sức sống, tươi đẹp mơn mởn.
2. So sánh: Chú ý sự chuyển đổi không gian, thời gian ở khổ thơ này.
– Sự chuyển đổi không gian, thời gian:
+ Không gian rộng lớn, chia cắt, chia lìa.
+ Thời gian vào buổi tối, lúc trăng lên.
3. Suy luận: Câu hỏi cuối bài thể hiện tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?
Câu hỏi cuối bài thể hiện nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải, mong chờ trong vô vọng, là tâm trạng đau thương, mặc cảm không dám trông mong vào sự đậm đà của tình người trong chốn nhân gian.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của tác giả Hàn Mặc Tử là bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người. Qua đó, ta thấy được tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khuất của nhà thơ.
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Câu hỏi ở dòng thơ thứ nhất là lời của ai nói với ai? Bạn hình dung như thế nào về cảnh và người thôn Vĩ qua khổ thơ 1?
Trả lời:
– Câu hỏi ở dòng thơ thứ nhất có thể hiểu là lời của Kim Cúc trong sự tưởng tượng của Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu là lời của Hàn khi tự hỏi chính mình.
– Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai. Con người xuất hiện cùng với khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hài hòa giữa con người và cảnh vật xứ Huế.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phong cảnh ở khổ thơ 2 có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết? Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho thấy điều gì trong cảm quan của chủ thể trữ tình?
Trả lời:
– Phong cảnh ở khổ thơ thứ 2 mang dấu ấn của sự chia lìa, xa cách, gió – mây vốn dĩ là những vật thường đi liền với nhau, nhưng ở trong khổ thơ này, gió – mây đôi đường đôi ngả.
– Từ “kịp” là hiện thân cho nỗi lo sợ của tác giả. Thi nhân lo sợ vì quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi mà khát vọng giao cảm với thiên nhiên và cuộc đời vẫn còn đong đầy, tha thiết.
Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): “Khách đường xa” ở khổ thơ cuối có thể là ai? Từ những hình ảnh trong khổ thơ này, xác định mối liên hệ cảm xúc giữa chủ thể trữ tình và “em”.
Trả lời:
– Có thể hiểu “khách đường xa” là “em”, là đối tượng cho sự mơ mộng của chủ thể trữ tình.
– Giữa chủ thể trữ tình và “em” vừa gần gũi lại vừa xa cách. Gần gũi, thân thiết vì đã từng quen biết, đã từng sống trong tâm tưởng, đã thành kỉ niệm; xa vời, cách ngăn vì khoảng cách không gian, thời gian nên tất cả đều “mờ nhân ảnh”. Màu áo trắng mờ ảo trong sương khói khiến cho dáng hình con người nhòa đi trước mắt, nhòa đi cả trong tiềm thức. Màu áo trong tâm tưởng vốn tràn đầy kỉ niệm nay trở nên nhạt nhòa.
Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ. Ba câu hỏi này thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người hỏi?
Trả lời:
– Chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ chính là nhân vật trữ tình.
– Ba câu hỏi này thể hiện tình cảm, cảm xúc khác nhau:
+ Câu hỏi thứ nhất: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?: Câu hỏi tu từ được tác giả tự phân thân đã thể hiện rõ nỗi lòng của tác giả: lời mời gọi tha thiết, ướm hỏi về với thôn Vĩ, về với cảnh cũ người xưa; lời trách móc, dỗi hờn để nhắc nhở sự chờ đợi của người thôn Vĩ, cảnh thôn Vĩ.
+ Câu hỏi thứ hai: Có chở trăng về kịp tối nay?: thể hiện sự mong ngóng, hi vọng và cả nỗi đau thương, tuyệt vọng.
+ Câu hỏi thứ ba: Ai biết tình ai có đậm đà?: biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời, khao khát người đời hiểu tấm lòng của tác giả dành cho cuộc đời, cũng như mong mỏi sự chờ đợi, hi vọng tình đời, tình người không như mây khói ảo ảnh.
Câu 5 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét về sự thay đổi của ngoại cảnh và cảm xúc của chủ thể trữ tình qua ba khổ thơ.
Trả lời:
Sự thay đổi của ngoại cảnh và cảm xúc của chủ thể trữ tình:
– Ở khổ thơ đầu, cảnh vật yên bình, đẹp đẽ, tĩnh lặng, không gian thơ mộng, trữ tình.
– Đến khổ thơ thứ hai, cảm xúc u buồn, suy tư, bất an, lo âu.
– Khổ thơ thứ ba, cảnh vật và cảm xúc của chủ thể trữ tình đều trở nên u tối, bi kịch.
→ Như vậy, qua ba khổ thơ, cảnh vật, cảm xúc của chủ thể trữ tình, từ sự yên bình, thanh thản đến sự u buồn, tuyệt vọng.
Câu 6 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Yếu tố siêu thực trong bài thơ thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Phân tích ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh đó.
Trả lời:
Yếu tố siêu thực trong bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh:
– “bến sông trăng”: cả một không gian tràn đầy ánh trăng, biểu tượng về một thế giới siêu thoát.
– Màu áo trắng: sắc màu tinh khiết, thánh thiện nhất. Nhưng là trắng quá, tới mức nhìn không ra – vừa cực tả sắc áo, trắng một cách kì lạ, chói loá, không thể nhìn rõ; vừa gợi một vẻ đẹp bất ngờ, xa vời khó nắm bắt, biểu tượng của sự trinh bạch, ngây thơ mà tác giả đặc biệt tôn sùng, ngưỡng vọng.
– “Thuyền”: biểu hiện của sự khát khao, mong mỏi và cả sự tuyệt vọng.
Câu 7 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu chủ đề của bài thơ. Những biện pháp nghệ thuật nào góp phần thể hiện chủ để đó?
Trả lời:
– Chủ đề: thiên nhiên, con người xứ Huế.
– Những biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?; Có chở trăng về kịp tối nay?; Ai biết tình ai có đậm đà?
+ Điệp từ: “gió”, “mây”
+ Nhân hóa: Dòng nước “buồn thiu”
+ Điệp ngữ “khách đường xa”,….
* Bài tập sáng tạo (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn sau khi đọc bài thơ này.
Trả lời:
Bức tranh thôn Vĩ theo tưởng tượng:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tri thức ngữ văn trang 5
Đây thôn Vĩ Dạ
Đàn ghi ta của Lor-ca
San-va-đo Đa-li và Sự dai dẳng của kí ức
Thực hành tiếng Việt trang 13
Tự do