-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Môi trường sống của sinh vật là gì?
-
A.
Tất cả những gì có trong tự nhiên -
B.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật -
C.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật -
D.
Tất cả yếu tố bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật
-
-
Câu 2:
Cho biết: Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sai?
-
A.
Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất -
B.
Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật -
C.
Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái -
D.
Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật
-
-
Câu 3:
Chọn ý đúng: Ví dụ nào phản ánh sự biến đổi số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ?
-
A.
Mùa hè số lượng muỗi tăng lên nhanh -
B.
Vào mùa mưa số lượng ếch trong quần thể lại tăng lên đáng kể -
C.
Ở vùng biển Pêru cứ bảy năm lại có một dòng hải lưu nino trải qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muốn dẫn đến số lượng cá cơm giảm mạnh -
D.
Mùa rét năm 2017, có đợt rét hại làm cho số lượng gia súc chết hàng loạt
-
-
Câu 4:
Xác định ý đúng: Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, ý đúng?
-
A.
Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái. -
B.
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật. -
C.
Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. -
D.
Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
-
-
Câu 5:
Đâu là ý đúng: Nguyên nhân mưa axit là do khói bụi từ các nhà máy xả thải ra ngoài môi trường, trong khói bụi ấy có chứa khí gì?
-
A.
SO2 -
B.
CO2 -
C.
O2 -
D.
N2
-
-
Câu 6:
Chọn ý đúng: Khi nói về giới hạn sinh thái, ý sai là?
-
A.
Ở khoảng chống chịu, các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật -
B.
Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được -
C.
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ giống nhau ở tất cà các loài sống trong vùng nhiệt đới -
D.
Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
-
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài gọi là?
-
A.
Nơi ở của loài -
B.
Ổ sinh thái -
C.
Giới hạn sinh thái -
D.
Khoảng chống chịu
-
-
Câu 8:
Cho biết: Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?
-
A.
Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày. -
B.
Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm. -
C.
Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm. -
D.
Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.
-
-
Câu 9:
Đâu là thành phần của nhân tố vô sinh?
-
A.
nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. -
B.
tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật. -
C.
tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật. -
D.
các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật.
-
-
Câu 10:
Em hiểu như thế nào về khoảng thuận lợi?
-
A.
khoảng nhân tố sinh thái (NTST) ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật. -
B.
khoảng NTST ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật. -
C.
khoảng các NTST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. -
D.
khoảng các NTST đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được.
-
-
Câu 11:
Đâu là ý đúng: Loại đột biến nào làm tăng 1 liên kết hidro?
-
A.
Đột biến them 1 cặp G-X -
B.
Đột biến mất 1 cặp A-T -
C.
Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X -
D.
Đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
-
-
Câu 12:
Chọn ý đúng: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 2 liên kết hiđrô của gen?
-
A.
Thêm 1 cặp nuclêôtit A-T. -
B.
Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X. -
C.
Thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp T – A. -
D.
Mất 1 cặp nuclêôtit A-T.
-
-
Câu 13:
Một gen của sinh vật nhân sơ chỉ huy tổng hợp 3 polipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 597 axit amin các loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có 100A ; 125U . Gen đã bị đột biến dẫn đến hậu quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi nhưng tỷ lệ A/G bị thay đổi và bằng 59,57%. Đột biến trên thuộc dạng nào sau đây?
-
A.
Thay thế hai cặp G – X bằng hai cặp A – T. -
B.
Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T -
C.
Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. -
D.
Thay thế hai cặp A – T bằng hai cặp G – X.
-
-
Câu 14:
Đâu là ý đúng: Khi nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng?
-
A.
Chỉ các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho thế hệ sau -
B.
Các đột biến lặn gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử. -
C.
Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN. -
D.
Những đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
-
-
Câu 15:
Đâu là ý đúng nhất: Loại đột biến gen nào làm thay đổi khả năng thích nghi của một sinh vật?
-
A.
Đột biến thay thế nucleotit làm codon này chuyển thành codon khác nhưng đều cùng mã hóa cho một loại axit amin -
B.
Đột biến xáy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu. -
C.
Đột biến thay thế nucleotit làm xuất hiện codon mới, mã hóa axit amin khác nhưng không làm thay đối chức năng và hoạt tính của protein -
D.
Đột biến xảy ra ở vùng intron của gen
-
-
Câu 16:
Đâu là ý đúng: Trong cơ chế tái bản ADN, nếu phân tử acridin xen vào sợi khuôn thì xảy ra loại đột biến?
-
A.
Thay một cặp nucleotit trong gen -
B.
Đảo vị trí giữa 2 cặp nucleotit cùng mã -
C.
Thêm một cặp nucleotit trong gen -
D.
Mất một cặp nucleotit trong gen
-
-
Câu 17:
Ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng mắt đỏ bị biến đổi thành gen a quy định mắt trắng. Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong gen mắt đỏ ít hơn trong các gen mắt trắng 32 nucleotit tự do và gen mắt trắng tăng thêm 3 liên kết hidro . Hãy xác định những biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến .
-
A.
Thêm một cặp G- X -
B.
Mất một cặp G-X -
C.
Thay thế môt cặp A- T bằng G- X -
D.
Thay thế một cặp G- X bằng 1 cặp A- T
-
-
Câu 18:
Đâu là ý đúng: Một gen A có 3598 liên kết hóa trị giữa các nucleotit gen này bị đột biến điểm thành gen a. Khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 25214 nucleotit tự do . Đột biến gen a thành gen a thuộc dạng đột biến nào
-
A.
Thay thế một cặp nucleotit cùng loại -
B.
Thay thế một cặp nucleotit khác loại -
C.
Mất một cặp nucleotit -
D.
Thêm một cặp nucleotit
-
-
Câu 19:
Xác định ý đúng: Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là đột biến trung tính?
-
A.
Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. -
B.
Do tính đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi. -
C.
Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin. -
D.
Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm thay đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
-
-
Câu 20:
Đâu là ý đúng nhất: Đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể nên thường gây chết đối với thể đột biến được ứng dụng?
-
A.
Trong công nghiệp sản xuất bia. -
B.
Trong nông nghiệp tạo ra cây trồng không hạt. -
C.
Để tạo ra các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản được sử dụng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh -
D.
Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng
-
-
Câu 21:
Chọn ý đúng: Để sạc phân tử tARN, liên kết acyl xảy ra giữa nhóm cacboxyl của axit amin với?
-
A.
2 ‘nhóm hydroxyl của A -
B.
3′ nhóm hydroxyl của T -
C.
2 ‘nhóm hydroxyl của G -
D.
3 ‘nhóm hydroxyl của C
-
-
Câu 22:
Đâu là ý đúng nhất: Kiểu xử lý không dùng để điều chế rARN trưởng thành?
-
A.
Nối -
B.
Metyl hóa -
C.
Glycosyl hóa -
D.
Chuyển hóa uridin
-
-
Câu 23:
Đâu là ý đúng: mARN của prôtêin sinh vật nhân thực nào thiếu intron?
-
A.
Hemoglobin -
B.
Myoglobin -
C.
Histone -
D.
Polymerase
-
-
Câu 24:
Xác định ý đúng: Sinh vật nào có gen trùng lặp?
-
A.
Vi rút -
B.
Vi khuẩn -
C.
Nấm -
D.
Nấm men
-
-
Câu 25:
Chọn ý đúng: Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một chuỗi polypeptit là gì?
-
A.
Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 5/ đến 3/ xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho axit amin và sau cùng là bộ ba ATT -
B.
Trên trình tự nucleotit đó ở đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là TAX và ở đầu 5/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX -
C.
Trên trình tự nucleotit đã cho có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5/ và đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX -
D.
Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 3/ đến 5/ mà xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX
-
-
Câu 26:
Cho một đoạn mạch gốc ADN có trình tự các bộ ba tương ứng với thứ tự như sau:
3’ ……………AGG-TAX-GXX-AGX-GXA-XXX………..5’
(6) (7) (8) (9) (10) (11)
Một đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 10 trên gen trên làm mất cặp nuclêôtit AT sẽ làm cho trình tự của các nuclêôtit trên mARN như sau:
-
A.
3’…UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG…5’ -
B.
5’…AGG-TAX-GXX-GXG-XAX-XX…3’ -
C.
5’… UXX-AUG-XGG-UXG-XGG-GG …3’ -
D.
5’…UXX-AUG-XGG-XXG-XGU-GG…3’
-
-
Câu 27:
Cho biết ý nào đúng: Xác định số axit amin môi trường cần cung cấp để tổng hợp một phân tử prôtêin, cho biết: Gen 3 dài 2213,4A0?
-
A.
456 axit amin. -
B.
328 axit amin. -
C.
328 axit amin. -
D.
216 axit amin.
-
-
Câu 28:
Chọn ý đúng nhất: Điều gì xảy ra khi tiểu đơn vị nhỏ của ribosome gặp mARN?
-
A.
Tách tiểu đơn vị nhỏ và lớn hơn của ribôxôm -
B.
Dịch mã trung tâm của ADN -
C.
Tham gia tiểu đơn vị nhỏ và lớn hơn của ribôxôm -
D.
Phiên mã tín hiệu trung tâm của ADN
-
-
Câu 29:
Hãy xác định: Bào quan nào của tế bào chịu trách nhiệm tổng hợp prôtêin?
-
A.
Lysosome -
B.
Ti thể -
C.
Nhân -
D.
Ribôxôm
-
-
Câu 30:
Cho biết: Quy luật phân ly độc lập giải thích cho hiện tượng ?
-
A.
Hoán vị gen. -
B.
Đột biến gen. -
C.
Biến dị vô cùng phong phú ở các loài giao phối. -
D.
Các gen phân ly ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
-
-
Câu 31:
Chọn ý đúng: Theo lí thuyết, phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1?
-
A.
Aabb × Aabb. -
B.
AaBB × aabb. -
C.
AaBb × aabb. -
D.
AaBb × AaBb.
-
-
Câu 32:
Đâu là ý đúng: Con lai trong phép lai nào sau đây là thể đa bội cùng nguồn?
-
A.
AABB x aabb => AAaBb. -
B.
AAbb x aaBB => AAaaBBbb. -
C.
AABB x DDEE => ABDE. -
D.
AABB x DDEE => AABBDDEE.
-
-
Câu 33:
Đâu là ý đúng: Cho phép lai P: AaBbDdeeFF x AaBbDdEeff. Các cặp alen phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử, không phát sinh đột biến mới. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội ở thế hệ con (F1) là:
-
A.
21/128 -
B.
1/128 -
C.
27/64 -
D.
5/16
-
-
Câu 34:
Đâu là ý đúng: Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng?
-
A.
tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp. -
B.
ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen. -
C.
phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. -
D.
ngày càng ổn định về tần số các alen.
-
-
Câu 35:
Đâu là ý đúng nhất: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được 100% hạt vàng – trơn. Thế hệ P có kiểu gen?
-
A.
AaBb x Aabb. -
B.
AaBb x AABB. -
C.
AaBB x aaBb. -
D.
AaBb x AABb.
-
-
Câu 36:
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không phát sinh đột biến. Thực hiện phép lai P: AaBbddEE X AaBbddEE, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
F1 có 8 loại kieu hình và 18 loại kiểu gen. -
B.
Kiểu hình lặn về 3 tính trạng chiếm tỉ lệ là 1/32. -
C.
Ớ F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội có 4 kiểu gen quy định. -
D.
Ớ F1, loại kiếu hình có 4 tính trạng trội do 4 kieu gen quy định.
-
-
Câu 37:
Xác định ý đúng: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa xanh: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu cho tất cả các cây hoa xanh ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu hình thu được ở F2 là?
-
A.
100% cây hoa xanh. -
B.
5 cây hoa xanh: 1 cây hoa trắng. -
C.
3 cây hoa xanh: 1 cây hoa trắng. -
D.
8 cây hoa xanh: 1 cây hoa trắng.
-
-
Câu 38:
Chọn ý đúng: Cho P thuần chủng thân cao, quả tròn lai với thân thấp quả dài được đồng loạt F1 thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4000 cây trong đó có 250 cây thân thấp, quả dài. Số lượng cây thân cao quả tròn ở F2 xấp xỉ là:
-
A.
2250 -
B.
750 -
C.
1895 -
D.
500
-
-
Câu 39:
Chọn ý đúng: Cho 1 cây tự thụ phấn, F1 thu được 56,25% cây cao, 43,75% cây thấp. Cho giao phấn ngẫu nhiên các cây cao F1 với nhau. Về mặt lí thuyết thì tỉ lệ cây cao thu được ở F2:
-
A.
81,33%. -
B.
52,11%. -
C.
79,01%. -
D.
23,96%.
-
-
Câu 40:
Khi lai thuận và nghịch hai dòng chuột thuần chủng lông xám và lông trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng. Tính trạng màu sắc lông chuột di truyền theo quy luật
-
A.
tương tác bổ sung. -
B.
trội lặn không hoàn toàn. -
C.
phân li của Menđen. -
D.
phân li độc lập.
-
Đề thi nổi bật tuần
==========
LOP12.COM