-
Câu 1:
Cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu của cây bàng là gì?
-
A.
rễ -
B.
lá -
C.
qủa -
D.
cành
-
-
Câu 2:
Vùng cấu trúc có tác dụng bảo vệ NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau là gì?
-
A.
tâm động -
B.
đầu mút NST -
C.
trình tự khởi đầu nhân đôi ADN -
D.
nuclêôxôm
-
-
Câu 3:
Cây nắp ấm bắt ruồi là ví dụ của mối quan hệ mà trong đó 2 loài như thế nào?
-
A.
cả 2 loài đều có lợi -
B.
cả 2 loài đều bị hại -
C.
1 loài không được lợi cũng không bị hại, 1 loài bị hại -
D.
1 loài có lợi, 1 loài bị hại
-
-
Câu 4:
Nhận định nào sau đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
-
A.
Điểm bù CO2 thấp hơn -
B.
Nhu cầu nước cao hơn -
C.
Thoát hơi nước thấp hơn -
D.
Cường độ quang hợp cao hơn
-
-
Câu 5:
Sinh vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn đơn?
-
A.
Cá chép -
B.
Cá sấu -
C.
Chim sẻ -
D.
Voi
-
-
Câu 6:
Trong quá trình phiên mã, enzim lắp ráp các nuclêôtit tự do để tổng hợp nên phân tử ARN là gì?
-
A.
ADN polimeraza -
B.
enzim tháo xoắn -
C.
ARN polimeraza -
D.
enzim restrictaza
-
-
Câu 7:
Hiện tượng cá mập con mới nở ăn trứng chưa nở cùng lứa là biểu hiện của mối quan hệ nào trong quần thể?
-
A.
Hỗ trợ cùng loài -
B.
Hội sinh -
C.
Cộng sinh -
D.
Cạnh tranh cùng loại
-
-
Câu 8:
Con đực ở loài sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính là XY?
-
A.
Gà -
B.
Ruồi giấm -
C.
Bướm tằm -
D.
Châu chấu
-
-
Câu 9:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhận định nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên?
-
A.
CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình -
B.
CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể -
C.
CLTN luôn loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể -
D.
CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng
-
-
Câu 10:
Phát biểu nào sai khi nói về điện thể sinh thái?
-
A.
Diễn thể thử sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống -
B.
Trong điện thể sinh thái, sự biến đổi của quân xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của môi trường -
C.
Diễn thể nguyên sinh là diễn thể khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật -
D.
Trong diễn thể sinh thái, quần xã sinh vật biến đổi tuần tự qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
-
-
Câu 11:
Triplet 3’AGT5′ mã hóa axit amin xerin, tARN tương ứng vận chuyển axit amin này có anticodon là gì?
-
A.
3’UXA5’ -
B.
5’AGU3’ -
C.
3’AGU5’ -
D.
5’UXU3’
-
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây đúng về cơ thể có kiểu gen \(AaBb\frac{{De}}{{dE}}\)?
-
A.
Hai cặp gen B, b; E, e đi truyền phân li độc lập -
B.
Cơ thể này tạo tối đa 6 loại giao tử về các gen đang xét -
C.
Bộ NST của cơ thể này là 2n = 8 -
D.
Hai cặp gen A aE, e cũng nằm trên một cặp NST
-
-
Câu 13:
Thường biến ở sinh vật còn được gọi là gì?
-
A.
biến dị không xác định -
B.
biến dị tổ hợp -
C.
sự mềm dẻo kiểu hình -
D.
mức phản ứng của kiểu gen
-
-
Câu 14:
Kiểu gen nào sau đây dị hợp 1 cặp gen?
-
A.
AabbDD -
B.
AaBBDd -
C.
aaBBdd -
D.
AaBbDd
-
-
Câu 15:
Số NST đơn có trong 1 tế bào xôma của người mắc hội chứng Tơcnơ đang ở kì sau nguyên phân là bao nhiêu?
-
A.
45 -
B.
47 -
C.
90 -
D.
94
-
-
Câu 16:
Để tạo giống lai khác loài ở thực vật, người ta có thể sử dụng phương pháp gì?
-
A.
nuôi cấy hạt phấn -
B.
dung hợp tế bào trần -
C.
nhân bản vô tính -
D.
nuôi cấy mô thực vật
-
-
Câu 17:
Trong các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, nhóm sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ được gọi là gì?
-
A.
động vật ăn động vật -
B.
động vật ăn thực vật -
C.
sinh vật sản xuất -
D.
sinh vật phân giải
-
-
Câu 18:
Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích là đặc trưng nào sau đây của quần thể?
-
A.
Sự phân bố cá thể -
B.
Mật độ cá thể -
C.
Cấu trúc tuổi -
D.
Kích thước
-
-
Câu 19:
Alen B dài 3060A0 bị đột biến điểm thành alen b do tác động của 5BU, chiều dài của alen b là bao nhiêu?
-
A.
3061,7 A0 -
B.
3063,4 A0 -
C.
3060 A0 -
D.
3056,6 A0
-
-
Câu 20:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh vào đại nào?
-
A.
Trung sinh -
B.
Cổ sinh -
C.
Nguyên sinh -
D.
Tân sinh
-
-
Câu 21:
Loại đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô của gen là gì?
-
A.
thay thế cặp G-X bằng cặp A-T -
B.
thêm một cặp A-T -
C.
thay thế cặp A – T bằng cặp G-X -
D.
mất một cặp A-T
-
-
Câu 22:
Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình địch mã?
-
A.
5’UGA3′ -
B.
5’UXA3′ -
C.
5’AUG3’ -
D.
5’GUA3′
-
-
Câu 23:
Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài trong quần xã sinh vật?
-
A.
Cây phong lan bám trên cây thân gỗ -
B.
Chim sáo và trâu rừng -
C.
Giun sống trong cơ thể động vật -
D.
Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần cây họ Đậu
-
-
Câu 24:
So với thú ăn thực vật, thú ăn thịt có đặc điểm nào sau đây?
-
A.
Manh tràng phát triển -
B.
Ruột non đại hơn -
C.
Răng nanh phát triển hơn -
D.
Dạ dày bốn túi
-
-
Câu 25:
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là gì?
-
A.
nơi ở -
B.
sinh cảnh -
C.
ổ sinh thái -
D.
giới hạn sinh thái
-
-
Câu 26:
Phép lại P: AaXbXb x AaXBY , thu được F1 cho biết mỗi gen quy định một tính trạng các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, F1 có số cá thể mang kiểu hình trội 2 tính trạng chiếm tỉ lệ
-
A.
25% -
B.
37,5% -
C.
12,5% -
D.
75%
-
-
Câu 27:
Năm 1859, Đacuyn công bố công trình Nguồn gốc các loài” giải thích sự hình thành các loài từ một tổ tiên chúng bằng cơ chế nào?
-
A.
chọn lọc tự nhiên -
B.
biến dị -
C.
đấu tranh sinh tồn -
D.
chọn lọc nhân tạo
-
-
Câu 28:
Cơ thể có kiểu gen AaBbdd giảm phân bình thường, tạo loại giao tử abd chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
-
A.
50% -
B.
37,5% -
C.
25% -
D.
12,5%
-
-
Câu 29:
Sự tự thụ phấn, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được gọi là gì?
-
A.
các yếu tố ngẫu nhiên -
B.
di – nhập gen -
C.
chọn lọc tự nhiên -
D.
giao phối không ngẫu nhiên
-
-
Câu 30:
Cho quần thể có thành phần kiểu gen 0,5AA: 0,6Aa :0, 1aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
-
A.
0,6 -
B.
0,7 -
C.
0,4 -
D.
0,1
-
-
Câu 31:
Một đoạn của gen N ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:
Mạch mã gốc: 3’TAX GXG AXX ATG…ATT…5’
Mach bo sung: 5’ ATG XGX TGG TAX…TAA…3’
Số thứ tự nuclêôtit trên mạch mã gốc 1 4 7 10
Biết rằng các côđon mã hoá axit amin là: 5’XGU3’; 5’XGX3’; 5’XGA3’ và 5’XGG3’ mã hoá Arg. GenN mã hoá chuỗi pôlipeptit N.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Số axit amin của chuỗi pôlipeptit N bằng số bộ ba trên mạch mã gốc của gen N.
II. Nếu đột biến ở triplet thứ tư của gen N thì có thể làm chuỗi pôlipeptit N bị ngắn đi.
III. Nếu cặp nuclêôtit thứ 6 của gen N bị thay thế thì chuỗi pôlipeptit N vẫn không thay đổi cấu trúc.
IV. Đột biến mất cặp nuclêôtit sổ 2 và đột biến mất cặp nuclêôtit số 7 của gen N đều gây hậu quả giống nhau.
-
A.
2 -
B.
1 -
C.
4 -
D.
3
-
-
Câu 32:
Một loài động vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thể đều dị hợp 3 cặp gen giao phối với nhau, thu được F1 gồm 8 loại kiểu hình theo tỉ lệ là 33:11:9:3:3:3 :1:1. Biết giảm phân bình thường, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen trong số các cá thể trội 3 tính trạng ở F3 là
-
A.
8/33 -
B.
5/27 -
C.
8/27 -
D.
7/33
-
-
Câu 33:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến và đi – nhập gen luôn làm xuất hiện alen mới trong quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đều có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
III. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền.
IV. Đột biến làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo hướng xác định.
-
A.
2 -
B.
4 -
C.
3 -
D.
1
-
-
Câu 34:
Một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng, thực vật là thức ăn của sóc và xén tóc; xén tóc là thức ăn của thằn lằn và chim gõ kiến; sóc, thằn lằn và chim gõ kiến là thức ăn của trăn; diều hâu ăn chim gõ kiến và sóc. Do thiên tai, các loài đều bị suy giảm kích thước mạnh. Khi môi trường thuận lợi, các loài đều tăng số lượng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng này?
I. Sinh vật tiêu thụ tăng kích thước sớm nhất là sóc và xén tóc.
II. Mối quan hệ giữa thằn lằn và chim gõ kiến là ức chế cảm nhiễm.
III. Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.
IV. Số lượng xén tóc chỉ bị khống chế bởi số lượng chim gõ kiến.
-
A.
4 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
1
-
-
Câu 35:
Một loài động vật, phép lai P: ♂AB/ab x ♀Ab/ab, thu được F1. Biết quá trình giảm phân bình thường và cứ 100 tế bào sinh tính thì có 20 tế bào hoán vị ở các gen được xét. Theo lí thuyết, F1 có số cá thể mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ
-
A.
22,75% -
B.
27,5% -
C.
47,5% -
D.
30%
-
-
Câu 36:
Có bao nhiêu phát biểu đúng về sơ đồ hình thành loài sau đây?
I. Đây là sơ đồ hình thành loài bằng cách li địa lí.
II. Quá trình này thường gặp ở các loài có khả năng phát tán mạnh.
III. Những trở ngại địa lí tạo điều kiện cho sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể cách li.
IV. Sơ đồ góp phần giải thích đào đại dương hay tồn tại các loài đặc hữu.
-
A.
2 -
B.
1 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 37:
Ở một loài thú, cho con đực mắt đỏ, đuôi ngắn giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có tỷ lệ kiểu hình: 20 con cái mắt đỏ, đuôi ngắn : 9 con đực mắt đỏ, đuôi dài: 9 con đực mắt trắng, đuôi ngắn:1 con đực mắt đỏ, đuôi ngắn:1 con đực mắt trắng, đuôi dài. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Màu sắc mắt di truyền liên kết với giới tính, hai tỉnh trạng trên di truyền độc lập.
II. Kiểu gen của P là XABXab x XABY
III. Ở F1 con cái dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,0250
IV. Lấy ngẫu nhiên một con cái F1 xác suất thu được cá thể thuần chủng là 5%.
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
4 -
D.
3
-
-
Câu 38:
Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.
– Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
– Lai với cây thứ hai, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
-
A.
P: AaBb; cây 1: AABB; cây 2: AaBb -
B.
P: Aa; cây 1: Aa, cây 2 aa, trội lặn KHT -
C.
P: AaBb; cây 1: aaBb; cây 2: AaBb -
D.
P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb
-
-
Câu 39:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát P có thành phần các kiểu gen như sau:
P: 0,35AABb + 0,25Aabb + 0,15AaBB + 0,25aaBb = 1.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong quần thể kiểu gen aabb không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây về quần thể ở F2 là đúng?
I. Có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. Không có cá thể nào có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen.
III. Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 50%.
IV. Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ là 32,3%.
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người trong một gia đình đến từ một quần thể cân bằng di truyền với tần số alen bị bệnh chiếm tỉ lệ 60%.
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
I. Xác suất người số 18 mang alen gây bệnh là 66,67%.
II. Có thể xác định được kiểu gen của cặp vợ chồng 5 và 6 cùng các con của họ.
III. Tất cả các cá thể bị bệnh đều có thể xác định được kiểu gen nhờ các thông tin từ phả hệ.
IV. Cặp vợ chồng 22 – 23 sinh con thứ 4 là nữ, lành bệnh có xác suất là 16,67%.
V. Người số 19 lấy một cô vợ bị bệnh đến từ một gia đình khác trong quần thể, xác suất họ sinh được 2 đứa con và có ít nhất 1 đứa lành bệnh là 12,85%.
-
A.
3 -
B.
1 -
C.
2 -
D.
4
-