-
Câu 1:
Quá trình phiên mã ở vi khuẩn Ecoli xảy ra trong cơ quan nào?
-
A.
nhân tế bào -
B.
ribôxôm -
C.
ti thể -
D.
tế bào chất
-
-
Câu 2:
Vùng nào sau đây của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
-
A.
Vùng điều hòa -
B.
Vùng mã hóa -
C.
Vùng kết thúc -
D.
Cả ba vùng của gen
-
-
Câu 3:
Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là gì?
-
A.
3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’ -
B.
3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’ -
C.
3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’ -
D.
3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’
-
-
Câu 4:
Hóa chất 5BU thấm vào tế bào vi khuẩn đã gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở một gen nhưng cấu trúc của phân tử prôtêin do gen này tổng hợp vẫn không bị thay đổi so với ban đầu. Nguyên nhân là vì:
-
A.
mã di truyền có tính thoái hóa -
B.
gen có các đoạn intron -
C.
mã di truyền có tính đặc hiệu -
D.
gen có các đoạn exon
-
-
Câu 5:
Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau?
1. lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
2. giảm phân để sinh hạt phấn.
2. giảm phân để tạo noãn.
4. nguyên phân ở tế bào lá.
-
A.
1, 2 -
B.
2, 3 -
C.
1, 2, 3 -
D.
1, 2, 3, 4
-
-
Câu 6:
Ở sinh vật nhân chuẩn, đột biến nào luôn luôn là đột biến trung tính?
-
A.
xảy ra ở vùng điều hòa của gen -
B.
xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn exon -
C.
xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn intron -
D.
xảy ra ở vùng kết thúc của gen
-
-
Câu 7:
Những dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm gen liên kết?
1. đột biến mất đoạn.
2. đột biến lặp đoạn.
3. đột biến đảo đoạn.
4. đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.
Phương án đúng:
-
A.
2, 3, 4 -
B.
2, 3 -
C.
3, 4 -
D.
1, 2
-
-
Câu 8:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cà chua tứ bội giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 35 đỏ : 1 vàng. Kiểu gen của bố mẹ là:
-
A.
AAAA x aaaa -
B.
AAaa x AAaa -
C.
AAAa x AAAa -
D.
Aaaa x Aaaa
-
-
Câu 9:
Điểm sai khác cơ bản giữa dạng tứ bội so với dạng lưỡng bội là gì?
1. dạng tứ bội có bộ NST gấp đôi dạng lưỡng bội.
2. sức sống, khả năng chống chịu thường cao hơn dạng lưỡng bội.
3. cơ quan sinh dưỡng to hơn, năng suất cao hơn dạng lưỡng bội.
4. thường bị bất thụ, không có khả năng sinh sản hữu tính.
Phương án đúng:
-
A.
1, 2, 3 -
B.
1, 2, 4 -
C.
1, 3, 4 -
D.
2, 3, 4
-
-
Câu 10:
Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là gì?
-
A.
ADN giraza -
B.
ADN ligaza -
C.
hêlicaza -
D.
ADN pôlimeraza
-
-
Câu 11:
Đậu hà lan gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh. Cho hai dòng thuần chủng hạt vàng lai với hạt xanh được F1, cho F1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào?
-
A.
25% vàng : 75% xanh -
B.
75% vàng : 25% xanh -
C.
3 vàng : 1 xanh -
D.
50% vàng : 50% xanh
-
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây là không đúng?
-
A.
Có nhiều mã bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một axit amin -
B.
Một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin trên phân tử protein -
C.
Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ -
D.
Các mã bộ ba không nằm chồng gối lên nhau mà nằm kế tiếp nhau
-
-
Câu 13:
Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?
-
A.
1102,5 ml -
B.
5250 ml -
C.
110250 ml -
D.
7500 ml
-
-
Câu 14:
Theo Đacuyn, biến dị cá thể là gì?
-
A.
Là những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của môi trường hay tập quán hoạt động -
B.
Là những biến đôi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của nội môi hay ngoại môi và có thể di truyền được -
C.
Là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài trong quá trình sinh sản -
D.
Là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài trong quá trình sống nhưng không có khả năng di truyền
-
-
Câu 15:
Ở một loài, cặp NST giới tính là XX và XY Một trứng bình thường là \(\underline {AB} \,\,\,\underline {CD} \,\,H\,\,\,I\,\,{X^M}.\) Bộ NST lưỡng bội 2n của loài là bao nhiêu?
-
A.
8 -
B.
10 -
C.
14 -
D.
16
-
-
Câu 16:
Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là:
-
A.
Thể đa bội chẵn -
B.
Thể đa bội lẻ -
C.
Thể 1 -
D.
Thể 3
-
-
Câu 17:
Khi nói về trạng thái nghỉ, các kênh ion và điện tích 2 bên màng ở trạng thái nào?
-
A.
Cổng K+ mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm -
B.
Cổng K+ mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương -
C.
Cổng Na+ mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm -
D.
Cổng Na+ mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương
-
-
Câu 18:
Ở một loài thực vật , biết tính trạng màu do một gen có 2 alen quy định. Cây có kiểu gen AA cho hoa đỏ, cây có kiểu gen Aa cho hoa hồng, cây có kiểu gen aa cho hoa trắng. Khảo sát 6 quần thể của loài này cho kết quả như sau:
Quần thể
I
II
III
IV
V
VII
Tỉ lệ kiểu hình
Cây hoa đỏ
100%
0%
0%
50%
75%
16%
Cây hoa hồng
0%
100%
0%
0%
0%
48%
Cây hoa trắng
0%
0%
100%
50%
25%
36%
Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
-
A.
5 -
B.
3 -
C.
4 -
D.
2
-
-
Câu 19:
Ở tằm, tính trạng kén màu trắng và hình thuôn dài là trội so với kén vàng và hình bầu dục. Hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên nằm trên cùng một NST tương đồng. Đem giao phối hai cặp trong đó bướm tằm đực kén màu trắng, hình dài và bướm cái có kiểu hình kén màu vàng, hình bầu dục. Ở cặp thứ nhất bên cạnh các kiểu hình giống bố mẹ còn xuất hiện hai kiểu hình mới à kén trắng, hình bầu dục và kén vàng hình dài với tỷ lệ 8,25% cho mỗi kiểu hình mới. Còn ở cặp thứ hai cũng có 4 kiểu hình như phép lai trên nhưng mỗi kiểu hình mới xuất hiện với tỷ lệ 41,75% Nhận định nào dưới đây đúng cho hai phép lai trên:
-
A.
Sự xuất hiện các kiểu hình mới với tỷ lệ khác nhau ở hai phép lai trên chứng tỏ tần số hoán vị gen là khác nhau trong hai phép lai -
B.
Sự bố phân bố các alen trên NST của hai cặp alen quy định các tính trạng nói trên là không giống nhau ở hai cặp đôi giao phối -
C.
Tần số hoán vị gen trong phép lai thứ nhất là 17% -
D.
Ở phép lai thứ hai, tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình mới lên tới 93,5%. Điều này chứng tỏ có đột biến gen xảy ra vì tần số trao đổi chéo không bao giờ vượt quá 50%
-
-
Câu 20:
Cho 1 vi khuẩn (vi khuẩn này không chứa plasmid và AND của nó được cấu tạo từ N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14. Sau nhiều thế hệ sinh sản, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và tiến hành phân tích phóng xạ thì thu được 2 loại phân tử ADN trong đó loại ADN chỉ có N14 có số lượng nhiều gấp 15 lần loại phân tử ADN có N15. Phân tử ADN của vi khuẩn nói trên đã phân đôi bao nhiêu lần?
-
A.
5 lần -
B.
4 lần -
C.
15 lần -
D.
16 lần
-
-
Câu 21:
Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta thường sử dụng mối quan hệ gì?
-
A.
Giữa các loài thực vật và vi khuẩn sống trong cơ thể thực vật -
B.
Giữa tảo và nấm sợi tạo địa y -
C.
Giữa rêu và cây lúa -
D.
Giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu
-
-
Câu 22:
Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
-
A.
(2), (4) -
B.
(3), (4) -
C.
(1), (2) -
D.
(1), (3)
-
-
Câu 23:
Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất qui định, trong đó hoa vàng là trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phân cho cây hoa xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình đời F2 là:
-
A.
75% cây hoa vàng : 25% cây hoa xanh -
B.
75% cây hoa xanh : 25% cây hoa vàng -
C.
100% hoa xanh -
D.
100% hoa vàng
-
-
Câu 24:
Một bát cơm nguội để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt cơm. Diễn biến đó là:
-
A.
Sự phân huỷ -
B.
Sự cộng sinh giữa các loài -
C.
Quá trình diễn thế -
D.
Sự ức chế cảm nhiễm
-
-
Câu 25:
Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 16%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khoảng cách giữa hai gen là 20cM
II. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa trắng.
III. F2 có 66% số cây thân cao, hoa đỏ.
IV. F2 có 16% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
4 -
D.
3
-
-
Câu 26:
Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định, thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt. Cho giao phấn các cây F1 với nhau thu được F2: 148 cây quả tròn : 24 cây quả dài : 215 cây quả dẹt. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau. Về mặt lý thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3 là:
-
A.
1/81 -
B.
3/16 -
C.
1/16 -
D.
4/81
-
-
Câu 27:
Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12, trong trường hợp trên mỗi cặp NST tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng 3 nhiễm (2n+ 1) xảy ra thì số kiểu gen dạng 3 nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là:
-
A.
5832 -
B.
972 -
C.
729 -
D.
4096
-
-
Câu 28:
Ở một loài động vật, người ta phát hiện NST số 11 có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là :
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3)ABFCEDG (4)ABFCDEG
Giả sử NST số (3) là NST gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là:
-
A.
1 ← 3→ 4 →1 -
B.
3 → 1 → 4→ 1 -
C.
2 → 1→ 3 → 4 -
D.
1 ← 2 ← 3 → 4
-
-
Câu 29:
Ở đậu Hà lan, biết A (hạt vàng) trội hoàn toàn so với a(hạt xanh). Cho PTC: hạt vàng x hạt xanh được F1 100% hạt vàng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2, xác suất lấy được 4 hạt đậu F2, trong đó có 3 hạt vàng và 1 hạt xanh là bao nhiêu?
-
A.
27/64 -
B.
27/256 -
C.
3/81 -
D.
3/256
-
-
Câu 30:
Gen cấu trúc dài 3559,8A°, khi xảy ra đột biến làm giảm 1 liên kết H, chiều dài gen không đổi. Chuỗi polipeptit do gen đột biến đó tổng hợp chứa 85 aa, kể cả aa mở đầu. Số kết luận đúng là?
(1). Đột biến thuộc dạng thay 2 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
(2). Vị trí thay thế cặp Nu thuộc đơn vị mã thứ 86
(3). Đột biến thuộc dạng thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
(4). Đây là dạng đột biến dịch khung
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
4 -
D.
3
-
-
Câu 31:
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
II. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
III. Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.
IV. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
-
A.
2 -
B.
3 -
C.
4 -
D.
1
-
-
Câu 32:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong cấu trúc phân tử mARN và tARN đều có các liên kết hiđrô.
II. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5′ → 3′.
III. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn 5′ → 3′ thì mạch mới được tổng gián đoạn.
IV. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 3′ → 5′.
-
A.
3 -
B.
2 -
C.
1 -
D.
4
-
-
Câu 33:
Một loài thực vật, cho 2 cây giao phấn với nhau (P), thu được F1 có tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 1 cây hoa hồng, quả tròn : 1 cây hoa hồng, quả dài : 1 cây hoa trắng, quả bầu dục. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau.
II. Nếu cho tất cả các cây F1 lai phân tích thì đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1.
III. Nếu cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn thì F2 có 12,5% số cây đồng hợp trội về cả 2 cặp gen.
IV. Nếu cho tất cả các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì F2 có 25% số cây hoa hồng, quả bầu dục.
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 34:
Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe × AabbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 36 loại kiểu gen.
II. Ở F2, loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.
III. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 1/8.
IV. Ở F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 3/8.
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 35:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb thì quy định hoa trắng. Gen A có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số các cây hoa đỏ, có tối đa 2 loại kiểu gen.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được F1 có 50% số cây hoa đỏ.
III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn vơi cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa trắng.
IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/5.
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 36:
Cho các loại đột biến sau đây:
I. Đột biến mất đoạn NST. II. Đột biến thể ba.
III. Đột biến lặp đoạn NST. IV. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Số loại đột biến có thể làm thay đổi chiều dài phân tử ADN là:
-
A.
3 -
B.
2 -
C.
1 -
D.
4
-
-
Câu 37:
Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:
Biết rắng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O, gen quy định dạng tóc có hai alen, alen trội là trội hoàn toàn, người số 5 mang alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ.
II. Người số 4 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp 8-9 là 17/32
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10-11 là 1/2
-
A.
2 -
B.
1 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 38:
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen giao phấn với cây dị hợp về 3 cặp gen, thu được F1 có 8 loại kiểu hình, trong đó có 4% tổng số cá thể mang kiểu hình lặn về 3 tính trạng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.F1 có tối đa 30 loại kiểu gen.
II. Có thể đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. F1 có 8,5% số cá thể dị hợp tử về 3 cặp gen.
IV. F1 có 30% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng.
-
A.
3 -
B.
4 -
C.
2 -
D.
1
-
-
Câu 39:
Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền như sau: \(0,3\frac{{Ab}}{{ab}} + 0,4\frac{{AB}}{{ab}} + 0,3\frac{{ab}}{{ab}}.\) Các gen kiên kết hoàn toàn. Xét hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
– Trường hợp 1: Khi môi trường không thay đổi. Quần thể tự thụ phấn tạo ra thế hệ F1-1.
– Trường hợp 2: Khi môi trường thay đổi. Biết rằng chỉ có kiểu gen có alen trội mới có sức chống chịu, kiểu gen đồng hợp lặn sẽ không có sức chống chịu với môi trường nên sẽ chết. Sau đó quần thể mới sẽ tự thụ phấn tạo ra thế hệ F1–2. Tỉ lệ kiểu gen ab/ab thu được ở F1-1 và F1-2 lần lượt là:
-
A.
0,25 và 0,475 -
B.
0,475 và 0,25 -
C.
0,468 và 0,3 -
D.
0,32 và 0,468
-
-
Câu 40:
Tính trạng thân xám (A), cánh dài(B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen(a), cánh cụt(b); 2gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d}\) với ruồi ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^d}Y\) được F1 160 cá thể trong số đó có 6 ruồi cái đen, dài, trắng. Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%; 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử?
-
A.
96 tế bào -
B.
32 tế bào -
C.
120 tế bào -
D.
40 tế bào
-