-
Câu 1:
Cho 16,75g hỗn hợp gồm Na, Al vào nước dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
-
A.
6,75 -
B.
8,1 -
C.
11,75 -
D.
4,05
-
-
Câu 2:
Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (thể tích khí đều đo ở đktc). Mối quan hệ giữa a và b là
-
A.
a = 0,75b -
B.
a = 0,8b -
C.
a = 0,35b -
D.
a = 0,5b
-
-
Câu 3:
Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp X gồm hai este đơn chất thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần đúng 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là
-
A.
38,792 -
B.
34,76 -
C.
31,88 -
D.
34,312
-
-
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24g alanin và 8,19g valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
-
A.
18,47 -
B.
18,29 -
C.
19,19 -
D.
18,83
-
-
Câu 5:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg (5a mol) và Fe3O4 (a mol) trong dung dịch chứa KNO3 và 0,725 mol HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được lượng muối khan nặng hơn khối lượng hỗn hợp X là 26,23g. Biết kết thúc phản ứng thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Z chứa H2 và NO, tỉ khối của Z so với H2 bằng 11,5. Phần trăm khối lượng sắt có trong muối khan có giá trị gần nhất với
-
A.
17%. -
B.
18%. -
C.
26%. -
D.
6%.
-
-
Câu 6:
Cô cạn dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+; 0,1 mol Cu2+; 0,2 mol SO42- và 1 lượng ion Cl– thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
-
A.
28,3 -
B.
31,85 -
C.
34,5 -
D.
42,7
-
-
Câu 7:
Đun nóng 100g dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là?
-
A.
16,2. -
B.
21,6. -
C.
10,8. -
D.
32,4.
-
-
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X được 3,36 lít khí CO2; 0,56 lít khí N2 (đktc) và 3,15g H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối NH2CH2COONA. CTCT của X là?
-
A.
NH2CH2CH2COOH -
B.
NH2CH2COOCH3 -
C.
NH2CH2CH2COOC3H7 -
D.
NH2CH2CH2COOC2H5
-
-
Câu 9:
Cho sơ đồ phản ứng: C2H2→ X → CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?
-
A.
HCOOCH3. -
B.
C2H5OH -
C.
CH3CHO. -
D.
CH3COONa
-
-
Câu 10:
Dãy gồm các chất nào sau đây đều là este?
-
A.
Vinyl axetat, natri axetat, lipit. -
B.
Tristearin, metyl fomat, etyl acrylat. -
C.
Etyl acrylat, amoni axetat, tripanmitin. -
D.
Phenyl acrylat, xà phòng, etyl benzoat.
-
-
Câu 11:
Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là
-
A.
hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m -
B.
hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m -
C.
hợp chất chứa nhiều nhóm hiđroxyl và nhóm cacboxyl -
D.
hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật
-
-
Câu 12:
Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
-
A.
Amilozơ là phân tử tinh bột không phân nhánh -
B.
Amilopectin là phân tử tinh bột có phân nhánh. -
C.
Để nhận ra tinh bột người ta dùng dung dịch iốt -
D.
Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử, mạch phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên.
-
-
Câu 13:
Hợp chất CH3-NH-CH2-CH3 có tên đúng là
-
A.
đietylamin. -
B.
etylmetylamin -
C.
N-etylmetanamin -
D.
đietylmetanamin
-
-
Câu 14:
Phát biểu không đúng là:
-
A.
Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO–. -
B.
Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. -
C.
Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. -
D.
Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.
-
-
Câu 15:
Cho các chất sau: (1) CH3CH(NH2)COOH; (2) HOOC-CH2-CH2-COOH; (3) NH2[CH2]5COOH; (4) CH3OH và C6H5OH; (5) HO-CH2-CH2-OH và p-C6H4(COOH)2; (6) NH2[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH. Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
-
A.
(1), (3), (5), (6). -
B.
(1), (2), (3), (5), (6) -
C.
(1), (3), (6). -
D.
(1), (3), (4), (5), (6).
-
-
Câu 16:
Khi thủy phân một octapeptit X mạch hở, có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly?
-
A.
3 -
B.
4 -
C.
5 -
D.
6
-
-
Câu 17:
Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,28 gam chất rắn A. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là
-
A.
0,5M. -
B.
0,05M -
C.
0,7M. -
D.
0,28M.
-
-
Câu 18:
Cho phương trình phản ứng: aAl + bHNO3→ cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
-
A.
1 : 3 -
B.
2 : 3 -
C.
2 : 5 -
D.
1 : 4
-
-
Câu 19:
Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH– của nước)
-
A.
H+, PO43- -
B.
H+, H2PO4–, PO43- -
C.
H+, HPO42-, PO43- -
D.
H+, H2PO4–, HPO42-, PO43-
-
-
Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là?
-
A.
C2H6. -
B.
C2H2 -
C.
CH4 -
D.
C2H4
-
-
Câu 21:
Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là?
-
A.
3,28 -
B.
2,40 -
C.
3,32 -
D.
2,36.
-
-
Câu 22:
X là một este no, đơn chức, có tỉ khối hơi so với He là 22. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dung dịch NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
-
A.
C2H5COOCH3. -
B.
CH3COOC2H5 -
C.
HCOOCH(CH3)2. -
D.
HCOOCH2CH2CH3.
-
-
Câu 23:
Thủy phân hoàn toàn 150g dung dịch saccarozơ 10,26% trong môi trường axit (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là
-
A.
36,94g. -
B.
19,44g. -
C.
15,5g -
D.
9,72g.
-
-
Câu 24:
Cho 13,5g hỗn hợp gồm 3 amin no, mạch hở, đơn chức tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45g hỗn hợp muối. Giá trị của x là
-
A.
0,5. -
B.
1,4. -
C.
2. -
D.
1.
-
-
Câu 25:
Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?
-
A.
Natri cháy trong không khí -
B.
Kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng -
C.
Kẽm bị phá hủy trong khí clo -
D.
Thép để trong không khí ẩm
-
-
Câu 26:
Nếu ta thực hiện hoàn toàn các quá trình hóa học và điện hóa học sau đây:
a) NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
b) NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.
c) Phân hủy NaHCO3 bằng nhiệt.
d) Điện phân NaOH nóng chảy.
e) Điện phân dung dịch NaOH.
g) Điện phân NaCl nóng chảy.
Số trường hợp ion Na+ có tồn tại là:
-
A.
3 -
B.
4 -
C.
5 -
D.
6
-
-
Câu 27:
Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa
-
A.
Fe(NO3)2, AgNO3 -
B.
Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 -
C.
Fe(NO3)3, AgNO3 -
D.
Fe(NO3)2
-
-
Câu 28:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thức phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
-
A.
15,6 -
B.
11,5 -
C.
10,5 -
D.
12,3
-
-
Câu 29:
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
-
A.
6 -
B.
4 -
C.
5 -
D.
3
-
-
Câu 30:
Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, HCOOH và CH3COOH tăng dần theo trật tự nào?
-
A.
C2H5OH < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH -
B.
CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH. -
C.
C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH. -
D.
C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.
-
-
Câu 31:
Số chất có CTPT C4H8O2 phản ứng được với NaOH là
-
A.
3 -
B.
4 -
C.
5 -
D.
6
-
-
Câu 32:
Cho các chất sau: etylamin, anilin, đimetylamin, trimetylamin. Số chất amin bậc II là
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 33:
Một amino axit X tồn tại trong tự nhiên (chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Cho 1,875g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo ra 2,425g muối. CTCT của X là:
-
A.
NH2CH2COOH -
B.
NH2(CH2)2COOH -
C.
CH3-CH(NH2)COOH -
D.
NH2(CH2)3COOH
-
-
Câu 34:
Lấy 13,86 gam peptit (X) thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thì thu được 16,02 gam alanin duy nhất. Số liên kết peptit trong X là?
-
A.
2 -
B.
3 -
C.
4 -
D.
5
-
-
Câu 35:
Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
-
A.
73,4 -
B.
77,6 -
C.
83,2 -
D.
87,4
-
-
Câu 36:
Ứng dụng nào sau đây của amino axit là không đúng?
-
A.
Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh -
B.
Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (mì chính hay bột ngọt) -
C.
Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống -
D.
Các amino axit có chứa nhóm –NH2 ở vị trí số 6 trở lên là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon
-
-
Câu 37:
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được Cu kim loại?
-
A.
Cu(NO3)2 dư -
B.
MgSO4 dư -
C.
Fe(NO3)2 dư -
D.
FeCl3 dư
-
-
Câu 38:
Dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH mới có pH = 11?
-
A.
10 -
B.
100 -
C.
1000 -
D.
10000
-
-
Câu 39:
Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
-
A.
tăng 13,2g -
B.
tăng 20g -
C.
giảm 6,8g -
D.
giảm 16,8g
-
-
Câu 40:
Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y gồm
-
A.
Mg, Fe và Cu. -
B.
MgO, Fe và Cu. -
C.
MgO, Fe3O4, Cu. -
D.
MgO, Fe2O3, Cu.
-