-
Câu 1:
Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch kiềm dư?
-
A.
Al -
B.
Fe -
C.
Mg -
D.
Cu
-
-
Câu 2:
Chất X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh. Chất X là:
-
A.
Saccarozơ -
B.
Tinh bột -
C.
Tristearin -
D.
Xenlulozơ
-
-
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl axetat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
-
A.
Tăng 2,70 gam. -
B.
Giảm 7,38 gam. -
C.
Tăng 7,92 gam. -
D.
Giảm 7,74 gam.
-
-
Câu 4:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư.
(2) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(3) Nhiệt phân AgNO3.
(4) Đốt HgS trong không khí.
(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(6) Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
-
A.
4 -
B.
5 -
C.
3 -
D.
2
-
-
Câu 5:
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, HCl, KHCO3, K2CO3, H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp có kết tủa là
-
A.
5 và 4. -
B.
5 và 2. -
C.
6 và 5. -
D.
4 và 4.
-
-
Câu 6:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X (CH4, C2H4, C3H4, C4H4) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình Ca(OH)2 sau phản ứng tăng lên
-
A.
11 gam. -
B.
14,6 gam. -
C.
8,8 gam. -
D.
3,6 gam.
-
-
Câu 7:
Cho các polime sau: (1) poli(metyl matacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli (etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat). Số polime có thể là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là
-
A.
3. -
B.
5. -
C.
2. -
D.
4.
-
-
Câu 8:
Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3; số chất tác dụng được với dung dịch X là
-
A.
7 -
B.
6 -
C.
4 -
D.
5
-
-
Câu 9:
Hòa tan hết 14,3 gam hỗn hợp X gồm Al(NO3)3, MgO, Mg và Al vào dung dịch gồm 0,03 mol KNO3 và 0,5 mol H2SO4 (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,85 gam muối và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,11 mol KOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 10 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong X là
-
A.
22,66%. -
B.
28,50%. -
C.
42,80%. -
D.
52,88%.
-
-
Câu 10:
Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin thì dung dịch chuyển thành:
-
A.
Màu hồng. -
B.
Màu đỏ. -
C.
Màu tím. -
D.
Màu xanh.
-
-
Câu 11:
Công thức cấu tạo của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là
-
A.
triolein. -
B.
trilinolein. -
C.
tristearin. -
D.
tripanmitin.
-
-
Câu 12:
Sục khí CO2 dư vào dung dịch nào sau đây thu được kết tủa?
-
A.
NaNO3. -
B.
NaCl. -
C.
NaOH. -
D.
NaAlO2.
-
-
Câu 13:
Kim loại X phản ứng với dung dịch FeCl3, không phản ứng được với dung dịch HCl. Vậy kim loại X là
-
A.
Mg -
B.
Fe -
C.
Cu -
D.
Ag
-
-
Câu 14:
Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
-
A.
Cu -
B.
Ag -
C.
Al -
D.
Ni
-
-
Câu 15:
Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
-
A.
Cr2(SO4)3. -
B.
CrO3. -
C.
Cr(OH)2. -
D.
NaCrO2.
-
-
Câu 16:
Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?
-
A.
Xenlulozơ. -
B.
Saccarozơ. -
C.
Tinh bột. -
D.
Fructozơ.
-
-
Câu 17:
Sođa khan (không ngậm nước) là hóa chất quan trọng trong sản xuất thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức hóa học của sođa khan là
-
A.
NaCl. -
B.
Na2SO4. -
C.
NaNO3. -
D.
Na2CO3.
-
-
Câu 18:
Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng, có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng, giúp cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. Chất nào sau đây không phải là phân đạm?
-
A.
Ca(H2PO4)2. -
B.
NaNO3. -
C.
(NH2)2CO. -
D.
NH4NO3.
-
-
Câu 19:
Muối nào sau đây bền với nhiệt, không bị nhiệt phân hủy ngay cả ở trạng thái nóng chảy?
-
A.
KNO3. -
B.
KClO3. -
C.
KMnO4. -
D.
K2CO3.
-
-
Câu 20:
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
-
A.
FeCl3. -
B.
Fe2O3. -
C.
Fe3O4. -
D.
Fe(OH)3.
-
-
Câu 21:
Trong phòng thí nghiệm, khí H2 được điều chế bằng phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4 loãng. Khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn khi thêm vào hệ phản ứng vài giọt dung dịch nào sau đây?
-
A.
MgSO4. -
B.
CuSO4. -
C.
Al2(SO4)3. -
D.
Na2SO4.
-
-
Câu 22:
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
-
A.
14,775. -
B.
B. 9,850. -
C.
29,550. -
D.
19,700.
-
-
Câu 23:
Cho 200 gam dung dịch KOH 5,6% vào dung dịch CuCl2 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, kết tủa thu được có khối lượng là
-
A.
19,6 gam. -
B.
9,8 gam. -
C.
4,9 gam. -
D.
17,4 gam.
-
-
Câu 24:
Hợp chất X là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân chất X là chất Y. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất Y tạo nên chất Z có hai loại nhóm chức hoá học. Chất Z có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Chất nào dưới đây không thể là một trong các chất X, Y, Z ?
-
A.
Glucozơ. -
B.
Axit lactic. -
C.
Tinh bột. -
D.
Ancol etylic.
-
-
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Thép gồm hai nhóm chính là thép thường và thép đặc biệt. -
B.
Quá trình luyện thép xảy ra sự khử các oxit sắt thành sắt. -
C.
Thép chứa hàm lượng cacbon thấp hơn gang trắng. -
D.
Nguyên tắc luyện thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Si, P…
-
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Poli(etylen terephtalat) và poli(vinyl axetat) đều là polieste. -
B.
Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo). -
C.
Policaproamit và poliacrilonitrin đều có chứa nguyên tố oxi. -
D.
Xenlulozơ trinitrat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo.
-
-
Câu 27:
Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
-
A.
NaOH + HCl → NaCl + H2O. -
B.
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O. -
C.
2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2. -
D.
KOH + NaNO3 → KNO3 + NaOH.
-
-
Câu 28:
Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
-
A.
C3H5N. -
B.
C2H7N. -
C.
CH5N. -
D.
C3H7N.
-
-
Câu 29:
Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
-
A.
propyl propionat. -
B.
metyl propionat. -
C.
propyl fomat. -
D.
metyl axetat.
-
-
Câu 30:
Cho một lượng tristearin vào cốc thủy tinh chịu nhiệt đựng lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp. Đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội hỗn hợp và thêm vào dung dịch muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất màu trắng X, phía dưới là chất lỏng. Chất X là
-
A.
axit stearic. -
B.
natri stearat. -
C.
glixerol. -
D.
natri clorua.
-
-
Câu 31:
Nước mía chiếm 70% khối lượng của cây mía. Lượng saccarozơ trong nước mía ép là khoảng 20%. Khối lượng saccarozơ thu được từ 1,0 tấn mía nguyên liệu (cho biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%) là
-
A.
112,0 kg. -
B.
140,0 kg. -
C.
160,0 kg. -
D.
200,0 kg.
-
-
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được natri axetat và ancol anlylic.
(b) Xenlulozơ thuộc loại polime thiên nhiên.
(c) Ở điều kiện thường, glixerol là chất lỏng.
(d) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng Br2.
Số phát biểu đúng là
-
A.
3 -
B.
4 -
C.
5 -
D.
2
-
-
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng X với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 0,82 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z đối với H2 là 8. Vậy thể tích của hỗn hợp Z (đktc) là
-
A.
5,6 lít. -
B.
6,048 lít. -
C.
5,824 lít. -
D.
5,376 lít.
-
-
Câu 34:
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(a) C4H6O2 (X) + NaOH → (Y) + (Z).
(b) (Z) + AgNO3 + NH3 +H2O → (F) + Ag↓ + NH4NO3.
(c) (F) + NaOH → (Y) + NH3↑ + H2O.
Chất X là
-
A.
HCOOCH2CH2=CH2. -
B.
CH3COOCH=CH2. -
C.
HCOOCH=CHCH3. -
D.
CH2=CHCOOCH3.
-
-
Câu 35:
Cho dung dịch X chứa 2a mol AlCl3 và 2b mol HCl. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
– Thí nghiệm 1: Cho phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 71,75 gam kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phần 2, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Số mol NaOH (mol)
0,14
0,14+x
Số mol kết tủa Al(OH)3 (mol)
0,2a
0,2a
Giá trị của x là
-
A.
0,37. -
B.
0,62. -
C.
0,51. -
D.
0,48.
-
-
Câu 36:
Hấp thụ hoàn toàn 896 mL khí CO2 (đktc) vào dung dịch gồm 0,02 mol Na2CO3 và y mol NaOH, thu được dung dịch T. Cho dung dịch BaCl2 dư vào T, thu được 11,82 gam kết tủa. Nếu cho từ từ dung dịch HCl 2M vào T, đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì vừa hết 40 mL. Giá trị của y là
-
A.
0,12. -
B.
0,10. -
C.
0,08. -
D.
0,14.
-
-
Câu 37:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2.
(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
-
A.
5 -
B.
4 -
C.
3 -
D.
2
-
-
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất béo (triglixerit) X bằng oxi thu được (2,2m + 5,28) gam CO2 và (0,9m + 1,26) gam hơi nước. Mặt khác, hiđro hóa a gam X cần dùng vừa đủ 10,08 lít H2 (đktc) thu được gam 133,5 chất béo rắn X’. Nếu thủy phân hoàn toàn a gam X bằng 500 ml dung dịch KOH 1M rồi cô cạn thì thu được chất rắn khan có khối lượng là
-
A.
147,7 gam. -
B.
146,8 gam. -
C.
153,7 gam. -
D.
143,5 gam.
-
-
Câu 39:
Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và 2 este Y, Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hỗn hợp hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
-
A.
118. -
B.
132. -
C.
146. -
D.
136.
-
-
Câu 40:
Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
-
A.
4,24 gam. -
B.
3,18 gam. -
C.
5,36 gam. -
D.
8,04 gam.
-