-
Câu 1:
Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+3}\) bằng:
-
A.
3 -
B.
0 -
C.
2 -
D.
1
-
-
Câu 2:
Số phức \(z=2-3i\) có số phức liên hợp là:
-
A.
\(3-2i\). -
B.
\(-2+3i\). -
C.
\(3+2i\). -
D.
\(2+3i\).
-
-
Câu 3:
Giá trị của giới hạn \(\underset{x\to 2}{\mathop{\lim }}\,\left( {{x}^{2}}+1 \right)\) là:
-
A.
6 -
B.
7 -
C.
5 -
D.
4
-
-
Câu 4:
Giả sử \(F(x)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)={{e}^{x}}\), biết \(F\left( 0 \right)=4\). Tìm \(F\left( x \right)\).
-
A.
\(F(x)={{e}^{x}}+3\). -
B.
\(F(x)={{e}^{x}}+4\). -
C.
\(F(x)={{e}^{x}}+2\). -
D.
\(F(x)={{e}^{x}}+1\).
-
-
Câu 5:
Cho \(0<a\ne 1,\,\,\,\,x>0,\,\,y>0\). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau
-
A.
\({{\log }_{a}}\left( x+y \right)={{\log }_{a}}x+{{\log }_{a}}y\). -
B.
\({{\log }_{a}}\left( xy \right)={{\log }_{a}}x+{{\log }_{a}}y\). -
C.
\({{\log }_{a}}\left( x+y \right)={{\log }_{a}}x.{{\log }_{a}}y\). -
D.
\({{\log }_{a}}\left( xy \right)={{\log }_{a}}x.{{\log }_{a}}y\).
-
-
Câu 6:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}+{{\left( z+1 \right)}^{2}}=9\). Tọa độ tâm I và bán kính R của (S) là:
-
A.
\(I(-1;2;1),\,\,R=9\). -
B.
\(I(-1;2;1),\,\,R=3\). -
C.
\(I(1;-2;-1),\,\,R=9\). -
D.
\(I(1;-2;-1),\,\,R=3\).
-
-
Câu 7:
Tìm nguyên hàm \(I=\int{({{e}^{-x}}+2x)dx}\).
-
A.
\(I=-{{e}^{-x}}+{{x}^{2}}+C\). -
B.
\(I={{e}^{-x}}+{{x}^{2}}+C\). -
C.
\(I=-{{e}^{-x}}-{{x}^{2}}+C\). -
D.
\(I={{e}^{-x}}-{{x}^{2}}+C\).
-
-
Câu 8:
Đồ thị hàm số \(y={{x}^{4}}-{{x}^{3}}-3\) cắt trục tung tại mấy điểm
-
A.
1 điểm. -
B.
2 điểm. -
C.
4 điểm. -
D.
3 điểm.
-
-
Câu 9:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(A\left( -3;2;-1 \right)\). Tọa độ điểm A’ đối xứng với A qua gốc tọa độ O là:
-
A.
\(A'(3;-2;1)\). -
B.
\(A'(3;2;-1)\). -
C.
\(A'(3;-2;-1)\). -
D.
\(A'(3;2;1)\).
-
-
Câu 10:
Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau:
Xác định số điểm cực tiểu của hàm số \(y=f\left( x \right)\).
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
6
-
-
Câu 11:
Có 2 kiểu đồng hồ đeo tay (vuông, tròn) và 3 kiểu dây (kim loại, da, nhựa). Hỏi có bao nhiêu cách chọn một chiếc đồng hồ gồm một mặt và một dây?
-
A.
8 -
B.
7 -
C.
5 -
D.
6
-
-
Câu 12:
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=4{{x}^{3}}-3{{x}^{4}}\) trên đoạn \(\left[ -1;2 \right]\) là:
-
A.
-7. -
B.
-16. -
C.
0. -
D.
-24.
-
-
Câu 13:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( 1;2;-3 \right),\,\,B\left( 7;0;-1 \right)\)?
-
A.
\(\frac{x-7}{6}=\frac{y}{-2}=\frac{z+1}{1}\). -
B.
\(\frac{x-1}{3}=\frac{y-2}{-1}=\frac{z+3}{1}\). -
C.
\(\frac{x+1}{3}=\frac{y+2}{-1}=\frac{z-3}{1}\). -
D.
\(\frac{x+7}{2}=\frac{y}{-3}=\frac{z-1}{4}\).
-
-
Câu 14:
Cho chóp đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng 4, cạnh bên bằng 3. Gọi \(\varphi \) là góc giữa cạnh bên và mặt đáy. Khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
\(\tan \varphi =\frac{\sqrt{14}}{2}\). -
B.
\(\tan \varphi =\frac{1}{2\sqrt{2}}\). -
C.
\(\varphi ={{60}^{0}}\). -
D.
\(\varphi ={{45}^{0}}\).
-
-
Câu 15:
Tìm hệ số của \({{x}^{2}}\) trong khai triển \({{\left( 2x+\frac{1}{{{x}^{2}}} \right)}^{5}}\).
-
A.
40. -
B.
80. -
C.
\(C_{5}^{1}\). -
D.
\(C_{5}^{3}{{2}^{2}}\).
-
-
Câu 16:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, SA vuông góc với đáy. Gọi M là trung điểm AC. Khẳng định nào sau đây sai?
-
A.
\(\left( SAB \right)\bot \left( SBC \right)\). -
B.
\(\left( SBC \right)\bot \left( SAC \right)\). -
C.
\(BM\bot AC\). -
D.
\(\left( SBM \right)\bot \left( SAC \right)\).
-
-
Câu 17:
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Góc giữa A’C’ và D’C là:
-
A.
\({{120}^{0}}\). -
B.
\({{90}^{0}}\). -
C.
\({{60}^{0}}\). -
D.
\({{45}^{0}}\).
-
-
Câu 18:
Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất. Tính xác suất hiện mặt có số chấm là chẵn.
-
A.
\(\frac{1}{2}\). -
B.
\(\frac{3}{5}\). -
C.
\(\frac{1}{6}\). -
D.
\(\frac{1}{3}\).
-
-
Câu 19:
Cho số phức z thỏa mãn \(\overline{z}=\frac{{{\left( 1+\sqrt{3}i \right)}^{3}}}{1+i}\). Tính mô đun của số phức \(\overline{z}-iz\).
-
A.
\(8\sqrt{2}\). -
B.
16. -
C.
– 8. -
D.
8.
-
-
Câu 20:
Tính diện tích S hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y={{x}^{2}}\) và \(y=-2x\)
-
A.
\(S=\frac{20}{3}\) (đvdt). -
B.
\(S=\frac{4}{3}\) (đvdt). -
C.
\(S=\frac{14}{3}\) (đvdt). -
D.
\(S=\frac{5}{3}\) (đvdt).
-
-
Câu 21:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (Q) : \(x+2y-3z-15=0\) và điểm \(E(1;2;-3)\). Mặt phẳng (P) qua E và song song với (Q) có phương trình là:
-
A.
\((P):x+2y-3z-15=0\). -
B.
\((P):2x-y+5z-15=0\). -
C.
\((P):2x-y+5z+15=0\). -
D.
\((P):x+2y-3z-14=0\).
-
-
Câu 22:
Rút gọn biểu thức \(A=\frac{\sqrt[3]{{{a}^{8}}}.{{a}^{\frac{7}{3}}}}{{{a}^{5}}.\sqrt[4]{{{a}^{-3}}}}\) với \(a>0\) ta được kết quả \(A={{a}^{\frac{m}{n}}}\), trong đó \(m,n\in {{N}^{*}}\) và \(\frac{m}{n}\) là phân số tối giản. Khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
\(2{{m}^{2}}+n=10\). -
B.
\(3{{m}^{2}}-2n=2\). -
C.
\({{m}^{2}}+{{n}^{2}}=25\). -
D.
\({{m}^{2}}-{{n}^{2}}=25\).
-
-
Câu 23:
Nếu \({{\left( 2-\sqrt{3} \right)}^{a-1}}<2+\sqrt{3}\) thì
-
A.
\(a\ge 0\). -
B.
\(a<1\). -
C.
\(a\le 1\). -
D.
\(a>0\).
-
-
Câu 24:
Rút gọn biểu thức \(A={{a}^{2{{\log }_{\sqrt{a}}}3}}\) với \(0<a\ne 1\) ta được kết quả là:
-
A.
\({{3}^{4}}\). -
B.
6. -
C.
9. -
D.
\({{3}^{8}}\).
-
-
Câu 25:
Cho mặt cầu (S) tâm I bán kính R. Một mặt phẳng cắt mặt cầu (S) và cách tâm I một khoảng bằng \(\frac{R}{2}\). Bán kính của đường tròn do mặt phẳng cắt mặt cầu tạo nên là:
-
A.
\(\frac{3R}{2}\). -
B.
\(\frac{R\sqrt{3}}{4}\). -
C.
\(\frac{R}{2}\). -
D.
\(\frac{R\sqrt{3}}{2}\).
-
-
Câu 26:
Hàm số \(y=\sqrt{{{x}^{2}}-2x}\) nghịch biến trên khoảng nào?
-
A.
\(\left( 1;+\infty \right)\). -
B.
\(\left( -\infty ;0 \right)\). -
C.
\(\left( 2;+\infty \right)\). -
D.
\(\left( -\infty ;1 \right)\).
-
-
Câu 27:
Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau
Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình \(f\left( x \right)=m\) có đúng 2 nghiệm.
-
A.
\(m>0\) hoặc \(m=-1\) -
B.
\( m\ge -1\) -
C.
\(m \ge 0\) hoặc \(m=-1\) -
D.
\(m>0\)
-
-
Câu 28:
Cho hàm số \(f(x)=\left| {{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m \right|\) với \(m\in \left[ -5;7 \right]\) là tham số. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số \(f\left( x \right)\) có đúng 3 điểm cực trị?
-
A.
8 -
B.
13 -
C.
10 -
D.
12
-
-
Câu 29:
Cho một hình trụ có bán kính đáy bằng R và có chiều cao bằng \(R\sqrt{3}\). Hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho khoảng cách giữa AB và truc của hình trụ bằng \(\frac{R\sqrt{3}}{2}\). Góc giữa AB và trục của hình trụ bằng:
-
A.
\({{30}^{0}}\). -
B.
\({{45}^{0}}\). -
C.
\({{55}^{0}}\). -
D.
\({{60}^{0}}\).
-
-
Câu 30:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-\left( 4m-2 \right)x+2my\) \(+\left( 4m+2 \right)z-7=0\). Giá trị nhỏ nhất của thể tích khối cầu là:
-
A.
\(300\pi \). -
B.
\(36\pi \). -
C.
\(\frac{8\sqrt{2}}{3}\pi \). -
D.
\(972\pi \).
-
-
Câu 31:
Cho \(f,\,\,g\) là hai hàm liên tục trên \(\left[ 1;3 \right]\)thỏa mãn: \(\int\limits_{1}^{3}{\left[ f\left( x \right)+3g\left( x \right) \right]dx=10}\) và \(\int\limits_{1}^{3}{\left[ 2f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]dx}=6\). Tính \(\int\limits_{1}^{3}{\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]dx}\).
-
A.
7 -
B.
9 -
C.
6 -
D.
8
-
-
Câu 32:
Cho \(f(x)=a.\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)+b.{{x}^{2017}}+2018\) với \(a,b\in R\). Biết rằng \(f\left( \log \left( \log e \right) \right)=2019\). Tính giá trị của \(f\left( \log \left( \ln 10 \right) \right)\).
-
A.
2017. -
B.
2020. -
C.
2018. -
D.
2019.
-
-
Câu 33:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(M\left( 1;3;-2 \right)\). Gọi (P) là mặt phẳng đi qua điểm M và cách gốc tọa độ O một khoảng lớn nhất, mặt phẳng (P) cắt trục Oy tại điểm B. Tọa độ điểm B là:
-
A.
\(B\left( 0;-14;0 \right)\). -
B.
\(B\left( 0;14;0 \right)\). -
C.
\(B\left( 0;\frac{14}{3};0 \right)\). -
D.
\(B\left( 0;-\frac{14}{3};0 \right)\).
-
-
Câu 34:
Cho số phức \(z=a+bi,\,\,\left( a,b\in R \right)\) thỏa mãn \(\left( 1-3i \right)z+\left( 2+3i \right)\overline{z}=12-i\). Tính \(P={{a}^{2}}-{{b}^{3}}\).
-
A.
3 -
B.
-1 -
C.
1 -
D.
-3
-
-
Câu 35:
Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f’\left( x \right)=2018{{\left( x-1 \right)}^{2017}}{{\left( x-2 \right)}^{2018}}{{\left( x-3 \right)}^{2019}}\). Tìm số điểm cực trị của \(f(x)\).
-
A.
0 -
B.
1 -
C.
2 -
D.
3
-
-
Câu 36:
Cho dãy số \(\left( {{u}_{n}} \right)\) thỏa mãn \(\ln \left( {{u}_{3}}-4 \right)=\ln \left( 2{{u}_{n}}-4n+3 \right)\) với mọi \(n\in {{N}^{*}}\). Tính tổng \({{S}_{100}}={{u}_{1}}+{{u}_{2}}+…+{{u}_{100}}\).
-
A.
4950. -
B.
10000. -
C.
9999. -
D.
10100.
-
-
Câu 37:
Tìm số thực \(m>1\) thỏa mãn \(\int\limits_{1}^{m}{\left( \ln x+1 \right)dx}=m\).
-
A.
\(m={{e}^{2}}\). -
B.
\(m=e+1\). -
C.
\(m=2e\). -
D.
\(m=e\).
-
-
Câu 38:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \((P):x+y+z-3=0\), đường thẳng \(d:\frac{x-2}{-1}=\frac{y-8}{1}=\frac{z+1}{-3}\) và điểm \(M\left( 1;-1;0 \right)\). Điểm N thuộc (P) sao cho MN song song d. Độ dài MN là:
-
A.
3. -
B.
\(\sqrt{59}\). -
C.
\(\sqrt{11}\). -
D.
5.
-
-
Câu 39:
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên đoạn \(\left[ a;b \right]\) và \(f\left( a \right)=f\left( b \right)\). Hỏi mệnh đề nào sau đây đúng?
-
A.
\(\int\limits_{a}^{b}{f’\left( x \right){{e}^{f\left( x \right)}}dx}=e\). -
B.
\(\int\limits_{a}^{b}{f’\left( x \right){{e}^{f\left( x \right)}}dx}=\ln \left( b-a \right)\). -
C.
\(\int\limits_{a}^{b}{f’\left( x \right){{e}^{f\left( x \right)}}dx}=0\). -
D.
\(\int\limits_{a}^{b}{f’\left( x \right){{e}^{f\left( x \right)}}dx}=1\).
-
-
Câu 40:
Hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-3 \right)x+2018\) luôn đồng biến trên R thì:
-
A.
\(m\le 4\). -
B.
\(m\le 3\). -
C.
\(m\le 2018\). -
D.
\(m\le 9\).
-
-
Câu 41:
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{x-3}{{{x}^{2}}-2mx+1}\) có 2 đường tiệm cận đứng.
-
A.
\(m\in \left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 1;+\infty \right)\). -
B.
\(m\in \left( -\infty ;-1 \right]\cup \left[ 1;+\infty \right)\). -
C.
\(m\ne \frac{5}{3}\). -
D.
\(m\in \left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 1;+\infty \right)\text{ }\!\!\backslash\!\!\text{ }\left\{ \frac{5}{3} \right\}\).
-
-
Câu 42:
Hàm số \(y={{\sin }^{4}}x+{{\cos }^{4}}x\) có tập giá trị \(T=\left[ a;b \right]\). Giá trị \(b-a\) là:
-
A.
\(\frac{1}{4}\). -
B.
2. -
C.
1. -
D.
\(\frac{1}{2}\).
-
-
Câu 43:
Cho hình đa diện SABCD có \(SA=4,\,\,SB=2,\,\,SC=3,\,\,SD=1\) và \(\widehat{ASB}=\widehat{BSC}=\widehat{CSD}=\widehat{DSA}={{60}^{0}}\). Khoảng cách từ điểm A tới mặt phẳng \((SCD)\) là:
-
A.
\(\frac{2\sqrt{6}}{3}\). -
B.
\(\frac{4\sqrt{6}}{3}\). -
C.
\(\sqrt{2}\). -
D.
\(2\sqrt{2}\).
-
-
Câu 44:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d: \(\frac{x-13}{-1}=\frac{y+1}{1}=\frac{z}{4}\) và mặt cầu \((S):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x-4y-6z-67=0\). Qua d dựng các mặt phẳng tiếp xúc với (S) lần lượt tại \({{T}_{1}},\,\,{{T}_{2}}\). Tìm tọa độ trung điểm H của \({{T}_{1}}{{T}_{2}}\).
-
A.
\(H\left( 8;1;5 \right)\). -
B.
\(H\left( 2;10;-2 \right)\). -
C.
\(H\left( 9;6;4 \right)\). -
D.
\(H\left( 7;-4;6 \right)\).
-
-
Câu 45:
Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục và có đạo hàm trên R thỏa mãn \(f(2)=-2,\,\,\int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)dx}=1\). Tính tích phân \(I=\int\limits_{0}^{4}{f’\left( \sqrt{x} \right)dx}\).
-
A.
\(I=0\). -
B.
\(I=-18\). -
C.
\(I=-5\). -
D.
\(I=-10\).
-
-
Câu 46:
Cho đa giác đều 60 đỉnh nội tiếp một đường tròn. Số tam giác tù được tạo thành từ 3 trong 60 đinh của đa giác là:
-
A.
34220. -
B.
16420. -
C.
48720. -
D.
24360.
-
-
Câu 47:
Khối chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, \(SA=SB=SC=a\), cạnh SD thay đổi. Thể tích khối chóp S.ABCD lớn nhất khi độ dài cạnh SD là:
-
A.
\(\frac{a}{\sqrt{3}}\). -
B.
\({2}\). -
C.
\(\frac{a\sqrt{6}}{2}\). -
D.
\(\frac{2a}{3}\).
-
-
Câu 48:
Cho hàm số \(f(x)={{x}^{3}}+a{{x}^{2}}+bx-2\) thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}a + b > 1\\3 + 2a + b < 0\end{array} \right.\). Số điểm cực trị của hàm số \(y = \left| {f\left( {\left| x \right|} \right)} \right|\) là:
-
A.
5 -
B.
9 -
C.
2 -
D.
11
-
-
Câu 49:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A. Cạnh AC = a, \(BC = a\sqrt 5 \). Mặt phẳng (SAB) vuông góc mặt phẳng đáy và tam giác SAB đều. Gọi K điểm thuộc cạnh SC sao cho SC = 3SK. Tính khoảng cách \(d\) giữa hai đường thẳng AC và BK theo a.
-
A.
\(d = \frac{{2\sqrt {21} a}}{{17}}.\) -
B.
\(d = \frac{{\sqrt {21} a}}{{17}}.\) -
C.
\(d = \frac{{2\sqrt {21} a}}{7}.\) -
D.
\(d = \frac{{2\sqrt 2 a}}{{17}}.\)
-
-
Câu 50:
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ \(Oxy\) Cho hai đường thẳng \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) lần lượt có phương trình: \(x – 2y + 1 = 0\) và \(x – 2y + 4 = 0\), điểm \(I\left( {2;1} \right).\) Phép vị tự tâm \(I\) tỉ số \(k\) biến đường thẳng \({\Delta _1}\) thành \({\Delta _2}.\) Tìm \(k.\)
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
4
-
Đề thi nổi bật tuần
==========
LOP12.COM