-
Câu 1:
Cho biểu đồ
TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC THỜI KÌ 1950 – 2015
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015?
-
A.
Toàn thế giới và 2 nhóm nước đều giảm, nhóm nước phát triển giảm nhanh nhất -
B.
Các nước phát triển cao hơn và giảm chậm hơn các nước đang phát triển -
C.
Các nước phát triển thấp hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới -
D.
Các nước đang phát triển cao hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới
-
-
Câu 2:
Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do đâu?
-
A.
khai thác quá mức -
B.
phát triển thủy điện -
C.
mở rộng đất trồng -
D.
các vụ cháy rừng
-
-
Câu 3:
Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là gì?
-
A.
dễ xảy ra hiện tượng lũ ống và lũ quét -
B.
nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy -
C.
thường xuyên bị cháy rừng về mùa khô -
D.
dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô
-
-
Câu 4:
Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do đâu?
-
A.
gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng thổi và tính chất -
B.
Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át -
C.
Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc -
D.
frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục
-
-
Câu 5:
Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là gì?
-
A.
lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao -
B.
vốn đầu tư nhiều, cơ sở vật chất khá tốt -
C.
lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn -
D.
máy móc hiện đại, nguyên liệu phong phú
-
-
Câu 6:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Lúa đông xuân
Lúa hè thu
Lúa mùa
2005
2 942,1
2 349,3
2 037,8
2010
3 085,9
2 436,0
1 967,5
2014
3 116,5
2 734,1
1 965,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?
-
A.
Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm -
B.
Lúa mùa giảm, lúa hè thu ngày càng tăng -
C.
Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa hè thu -
D.
Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu
-
-
Câu 7:
Phát biểu nào đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì hiện nay?
-
A.
Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu -
B.
Đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào GDP -
C.
Tỉ trọng trong GDP ngày càng tăng nhanh -
D.
Các ngành hiện đại tập trung ở Đông Bắc
-
-
Câu 8:
Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này có vị trí ra sao?
-
A.
nằm gần xích đạo, chịu Ấnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc -
B.
nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc -
C.
nằm gần biển, không chịu Ấnh hưởng của gió phơn Tây Nam -
D.
nằm gần chí tuyến, không chịu Ấnh hưởng của gió phơn Tây Nam
-
-
Câu 9:
So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là gì?
-
A.
đến muộn và kết thúc muộn hơn -
B.
đến sớm và kết thúc muộn hơn -
C.
đến muộn và kết thúc sớm hơn -
D.
đến sớm và kết thúc sớm hơn
-
-
Câu 10:
Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là do đâu?
-
A.
mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội -
B.
thiếu hụt nguồn lao động trẻ có kĩ thuật -
C.
môi trường bị tàn phá rất nghiêm trọng -
D.
khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn
-
-
Câu 11:
Địa hình nước ta không có đặc điểm nào?
-
A.
Cấu trúc địa hình khá đa dạng -
B.
Nhiều đồi núi, chủ yếu là núi cao -
C.
Địa hình chịu tác động của con người -
D.
Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
-
-
Câu 12:
Dọc ven biển nước ta, mơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề nào?
-
A.
khai thác hải sản -
B.
làm muối -
C.
nuôi trồng thủy sản -
D.
chế biến thủy sản
-
-
Câu 13:
Đặc điểm tự nhiên nào là của miền Tây Trung Quốc?
-
A.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa -
B.
Hạ lưu của các con sông lớn, thường xuyên bị lụt lội vào mùa hạ -
C.
Khí hậu khắc nghiệt, nhiều hoang mạc lớn và bán hoang mạc lớn -
D.
Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ
-
-
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành phố) giáp với Lào?
-
A.
10 -
B.
9 -
C.
11 -
D.
8
-
-
Câu 15:
Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào?
-
A.
Cao nhất nước, hướng tây bắc – đông nam -
B.
Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc – đông nam -
C.
Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung -
D.
Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sường Đông – Tây, hướng vòng cung
-
-
Câu 16:
Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực nào?
-
A.
Bắc Bộ -
B.
Bắc Trung Bộ -
C.
Nam Trung Bộ -
D.
Nam Bộ
-
-
Câu 17:
Cực Nam trên đất liền nước ta nằm ở đâu?
-
A.
xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau -
B.
xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên -
C.
xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang -
D.
xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
-
-
Câu 18:
Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là gì?
-
A.
đồng bằng sông Cửu Long -
B.
đồng bằng sông Hồng -
C.
đồng bằng sông Mã -
D.
đồng bằng sông Cả
-
-
Câu 19:
Thuận lợi nào không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta?
-
A.
Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng -
B.
Cung cấp các nguồn lợi về thủy sản, lâm sản, khoáng sản -
C.
Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày -
D.
Tập trung các khu công nghiệp, thành phố, trung tâm thương mại
-
-
Câu 20:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu ha)
Năm
1985
1995
2013
Đông Nam Á
3,4
4,9
9,0
Thế giới
4,2
6,3
12,0
(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực Đông Nam Á?
-
A.
Diện tích có xu hướng tăng liên tục -
B.
Tốc độ gia tăng chậm so với của thế giới -
C.
Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới -
D.
Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới
-
-
Câu 21:
Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là gì?
-
A.
Tăng cường liên doanh, liên kết với nước -
B.
Tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động -
C.
Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ -
D.
Tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước
-
-
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hãy cho biết tỉnh nào của nước ta vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp Lào?
-
A.
Sơn La -
B.
Hòa Bình -
C.
Lai Châu -
D.
Điện Biên
-
-
Câu 23:
Khu vực Đông Nam Á nằm ở đâu?
-
A.
giáp với Đại Tây Dương -
B.
giáp lục địa Ô-xtrây-li-a -
C.
phía bắc nước Nhật Bản -
D.
phía đông nam châu Á
-
-
Câu 24:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Năm
Tổng diện tích có rừng ( triệu ha)
Diện tích rừng tự nhiên ( triệu ha)
Diện tích rừng trồng ( triệu ha)
Độ che phủ (%)
1943
14,3
14,3
0
43,8
1993
7,2
6,8
0,4
22,0
2000
10,9
9,4
1,5
33,1
2014
13,8
10,1
3,7
40,4
Để thể hiện tình hình biến động diện tích rừng nước ta qua các năm theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất
-
A.
Biểu đồ đường -
B.
Biểu đồ kết hợp -
C.
Biểu đồ miển -
D.
Biểu đồ cột
-
-
Câu 25:
Ở nước ta, vùng nào sau đây thường xảy ra ngập lụt mạnh ở các tháng IX-X?
-
A.
Trung Bộ -
B.
Nam Bộ -
C.
Bắc Bộ -
D.
Tây Nguyên
-
-
Câu 26:
Nguyên nhân nào là chủ yếu nhất làm cho giao thông đường biển là ngành không thể thiếu được đối với Nhật Bản?
-
A.
Hoạt động thương mại phát triển mạnh -
B.
Đất nước quần đảo,có hàng nghìn đảo -
C.
Đường bờ biển dài,nhiều vịnh biển sâu -
D.
Nhu cầu du lịch đường biển tăng mạnh
-
-
Câu 27:
Nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây, chủ yếu là do đâu?
-
A.
Thị trường thế giới mở rộng -
B.
có nhiều mặt nước ao, hồ -
C.
nhu cầu dân cư tăng lên cao -
D.
có nhiều đầm phá, vũng vịnh
-
-
Câu 28:
Nhận xét nào không đúng với đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta?
-
A.
Các họ cây nhiệt đới phổ biến là Đậu, Dầu, Dẻ -
B.
Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng -
C.
Các đồng bằng châu thổ sông đang lấn ra biển -
D.
Dòng chảy sông ngòi theo sát nhịp mưa
-
-
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào không đúng với chế độ mưa của nước ta?
-
A.
Huế-Đà Nẵng có lượng mưa cao nhất trong khu vực đồng bằng -
B.
Số tháng và thời gian mùa mưa của miền Bắc trùng với miển Nam -
C.
Lượng mưa trung bình năm nước ta khá cao, trung bình 1500-2000m -
D.
Chế độ mưa có sự phân mùa thành mùa mưa-khô rõ rệt trên cả nước
-
-
Câu 30:
Cho biểu đồ sau
Căn cứ vào biểu đồ trên hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tình hình gia tăng tự nhiên nước ta giai đoạn 1960-2014?
-
A.
Tỉ suất sinh giảm chậm hơn tỉ suất tử -
B.
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều giảm liên tục -
C.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm khoảng 2,37% -
D.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên đang giảm không liên tục
-
-
Câu 31:
Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là do đâu?
-
A.
khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn -
B.
mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội -
C.
môi trường bị tàn phá rất nghiêm trọng -
D.
thiếu hụt nguồn lao động trẻ có kĩ thuật
-
-
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?
-
A.
Chư Pha -
B.
Kho Ka Kinh -
C.
Lang Bian -
D.
Ngọc Linh
-
-
Câu 33:
Khí hậu ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là gì?
-
A.
mùa hạ nóng ít mưa -
B.
nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều cao trên 25 ℃ -
C.
quanh năm nhiệt độ dưới 15℃ -
D.
mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25℃
-
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 13, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở dãy núi nào?
-
A.
Hoàng Liên Sơn -
B.
Hoành Sơn -
C.
Bạch Mã -
D.
Tam Đảo
-
-
Câu 35:
Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do đâu?
-
A.
quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp ngày càng lớn -
B.
truyền thống trồng cây lương thực từ lâu đời -
C.
nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước dồi dào -
D.
có khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ
-
-
Câu 36:
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là gì?
-
A.
thị trường không ổn định -
B.
cơ sở thức ăn chưa đảm bảo -
C.
nhiều dịch bệnh -
D.
công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
-
-
Câu 37:
Thành phần thực vật không thuộc các loại cây nhiệt đới ở nước ta?
-
A.
Dâu tằm -
B.
Dầu -
C.
Đỗ quyên -
D.
Đậu
-
-
Câu 38:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hóa theo Đông – Tây là do tác động của yếu tố nào?
-
A.
gió mùa với hướng các dãy núi -
B.
độ cao và hướng sườn của các dãy núi -
C.
biển và gió phơn Tây Nam -
D.
chế độ khí hậu và sông ngòi
-
-
Câu 39:
Rừng lá kim chiếm diện tích lớn ở Liên Bang Nga vì quốc gia này có vị trí ra sao?
-
A.
nằm trong vành đai ôn đới -
B.
có các đồng bằng rộng lớn -
C.
có nhiều vùng đầm lầy -
D.
bị băng tuyết bao phủ
-
-
Câu 40:
Thiên tai không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta là gì?
-
A.
Rét hại -
B.
Lũ quét -
C.
Trượt lở đất -
D.
Triều cường
-