• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • ĐGNL Bách Khoa
  • Khoá học
  • ĐGNL ĐHQG HCM
  • ĐGNL ĐHQG Hà Nội

[LOP12.COM] Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lý Tự Trọng

19/12/2022 by Lớp 12 Để lại bình luận

 

  • Câu 1:

    Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là

    • A.
      C12H22O11

    • B.
      C2H4O2.

    • C.
      (C8H10O5)n. 

    • D.
      C6H12O6.

  • Câu 2:

    Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

    • A.
      AgNO3. 

    • B.
      CuSO4.

    • C.
      HCl.  

    • D.
      NaNO3.

  •  



  • Câu 3:

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Các kim lọai Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.

    (2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).

    (3) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.

    (4) Dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.

    (5) Kim loại cứng nhất là Cr.

    Số phát biểu đúng là

    • A.
      2

    • B.
      3

    • C.
      4

    • D.
      5

  • Câu 4:

    Polipeptit (HN-CH2-CO)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

    • A.
      alanin.

    • B.
      axit – amino propionic.

    • C.
      axit glutamic.

    • D.
      glyxin.

  • Câu 5:

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (a) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

    (b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

    (c) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng (không có oxi không khí).

    (d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

    Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

    • A.
      1

    • B.
      2

    • C.
      3

    • D.
      4

  • Câu 6:

    Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH ?

    • A.
      Al. 

    • B.
      Cu.

    • C.
      Fe.   

    • D.
      Ag.

  • Câu 7:

    Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh lam là

    • A.
      4

    • B.
      1

    • C.
      2

    • D.
      3

  • Câu 8:

    Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) CH3OOC-COOC2H5; (2) CH3CH2COOCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) CH3OCOC2H5; (6) OHCH2CH2COOH.

    Những chất thuộc loại este là

    • A.
      (2), (3), (5), (6).  

    • B.
      (2), (3), (4), (5).

    • C.
      (1), (2), (3), (5).

    • D.
      (1), (2), (3), (6).

  • Câu 9:

    Một α- amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,70 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

    • A.
      CH3-CH(NH2)-COOH. 

    • B.
      H2N-CH2-COOH.

    • C.
      H2N-CH2-CH2-COOH. 

    • D.
      CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.

  • Câu 10:

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch.

    (2) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glyxerol và xà phòng.

    (3) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.

    (4) Tơ nilon – 6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.

    (5) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α- glucozơ và β- fructozơ.

    (6) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

    Số phát biểu sai là

    • A.
      3

    • B.
      4

    • C.
      5

    • D.
      2

  • Câu 11:

    Phát biểu nào sau đây là đúng ?

    • A.
      Poli acrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

    • B.
      Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

    • C.
      Saccarozơ làm mất màu nước brom.

    • D.
      Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

  • Câu 12:

    Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh được gọi chung là

    • A.
      Sự ăn mòn điện hóa.

    • B.
      Sự khử kim loại.

    • C.
      Sự ăn mòn kim loại.

    • D.
      Sự ăn mòn hóa học.

  • Câu 13:

    Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dung dịch có chứa muối FeCl2. Số phản ứng xảy ra là

    • A.
      3

    • B.
      2

    • C.
      5

    • D.
      6

  • Câu 14:

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Anilin có tính bazơ, tính bazơ yếu hơn amoniac.

    (2) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai.

    (3) Trimetyl amin là amin bậc ba.

    (4) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

    (5) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

    (6) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

    (7) Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị – amino axit.

    (8) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

    Số phát biểu đúng là

    • A.
      7

    • B.
      6

    • C.
      4

    • D.
      5

  • Câu 15:

    Este A được điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với O2 bằng 2,3125. Công thức cấu tạo của A là

    • A.
      CH3COOCH3.

    • B.
      C2H5COOCH3.

    • C.
      C2H3COOCH3.   

    • D.
      HCOOCH3.

  • Câu 16:

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đo ở đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là

    • A.
      6,2.  

    • B.
      3,15.

    • C.
      3,6.   

    • D.
      5,25.

  • Câu 17:

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

    (2) Trong các hợp chất, các kim loại đều chỉ có một mức oxi hóa duy nhất.

    (3) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

    (4) Tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do gây ra.

    (5) Các kim loại Na, K và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch KOH ở điều kiện thường.

    (6) Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch.

    (7) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.

    Số phát biểu sai là

    • A.
      4

    • B.
      6

    • C.
      5

    • D.
      3

  • Câu 18:

    Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

    • A.
      Hiđro hóa

    • B.
      Oxi hóa.

    • C.
      Polime hóa. 

    • D.
      Brom hóa.

  • Câu 19:

    Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

    • A.
      2

    • B.
      4

    • C.
      1

    • D.
      3

  • Câu 20:

    Este X có công thức cấu tạo CH2-C(CH3)COOCH3. Tên gọi của X là

    • A.
      Metyl metacrylat.

    • B.
      Metyl acrylic.

    • C.
      Metyl acrylat. 

    • D.
      Metyl metacrylic.

  • Câu 21:

    Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?

    • A.
      Li.   

    • B.
      Na.

    • C.
      K. 

    • D.
      Hg.

  • Câu 22:

    Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,80 gam muối. Giá trị của m là

    • A.
      101.   

    • B.
      89.

    • C.
      85. 

    • D.
      93.

  • Câu 23:

    Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là

    • A.
      0,896.   

    • B.
      2,688.

    • C.
      5,376.

    • D.
      1,792.

  • Câu 24:

    Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân là do:

    • A.
      W là kim loại rất dẻo.

    • B.
      W là kim loại nhẹ và bền.

    • C.
      W có khả năng dẫn điện tốt.

    • D.
      W có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

  • Câu 25:

    Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?

    • A.
      LiCl.     

    • B.
      NaNO3.

    • C.
      KHCO3.

    • D.
      KBr.

  • Câu 26:

    Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng với nước (dư), thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là

    • A.
      Na.     

    • B.
      K.

    • C.
      Rb.        

    • D.
      Li.

  • Câu 27:

    Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

    • A.
      Thêm NaOH vào dung dịch chứa FeCl3 màu vàng thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

    • B.
      Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 thấy hình thành dung dịch màu xanh nhạt.

    • C.
      Thêm Fe(OH)3 màu nâu đỏ vào dung dịch H2SO4 thấy hình thành dung dịch màu vàng.

    • D.
      Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh.

  • Câu 28:

    Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại

    • A.
      pentapepit.    

    • B.
      đipetit.

    • C.
      tetrapeptit. 

    • D.
      tripetit.

  • Câu 29:

    Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?

    • A.
      to tằm     

    • B.
      tơ capron

    • C.
      tơ nilon-6,6

    • D.
      tơ visco

  • Câu 30:

    Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?

    • A.
      amilozơ 

    • B.
      glicogen 

    • C.
      cao su lưu hoá    

    • D.
      xenlulozơ

  • Câu 31:

    Thuỷ phân hoàn toàn 3,7 gam chất X có công thức phân tử C3H6O2 trong 100 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,4 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là

    • A.
      HCOOC2H5.    

    • B.
      HCOOC3H7.              

    • C.
      CH3COOCH3.

    • D.
      CH3COOC2H5.

  • Câu 32:

    Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

    • A.
      xenlulozơ.

    • B.
      saccarozơ.

    • C.
      protit.

    • D.
      tinh bột.

  • Câu 33:

    Mật ong có vị ngọt đậm là do trong mật ong có nhiều

    • A.
      fructozơ.

    • B.
      tinh bột.

    • C.
      saccarozơ.  

    • D.
      glucozơ.

  • Câu 34:

    Thứ tự một số cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là

    • A.
      Mg, Fe, Cu.

    • B.
      Mg, Cu, Cu2+.

    • C.
      Mg, Fe2+, Ag.

    • D.
      Fe, Cu, Ag+.

  • Câu 35:

    Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại

    • A.
      K.

    • B.
      Ba.

    • C.
      Fe.  

    • D.
      Na.

  • Câu 36:

    Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm 2 este etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

    • A.
      200. 

    • B.
      500.

    • C.
      400.  

    • D.
      600.

  • Câu 37:

    Thủy phân este X trong môi trường axit, thu được C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là

    • A.
      HCOOC2H5.c

    • B.
      C2H5COOCH3.

    • C.
      C2H5OCOCH3.  

    • D.
      CH3COOC2H5.

  • Câu 38:

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Để phân biệt Gly-Gly-Ala với anbumin có thể dùng Cu(OH)2.

    (2) Tính bazơ của anilin thể hiện qua phản ứng của anilin với nước brom.

    (3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

    (4) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.

    (5) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

    (6) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.

    (7) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α – 1,4 – glicozit.

    (8) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính.

    Số phát biểu sai là

    • A.
      4

    • B.
      6

    • C.
      7

    • D.
      5

  • Câu 39:

    Cho a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí. Mặt khác, ở cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí. Thể tích các khí đo ở đktc. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

    • A.
      7,8

    • B.
      6,45.

    • C.
      10,2. 

    • D.
      14,55.

  • Câu 40:

    Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 1,344 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng muối khan thu được là

    • A.
      5,76 gam.

    • B.
      9,12 gam.

    • C.
      8,16 gam.

    • D.
      7,2 gam.

Đề thi nổi bật tuần

==========
LOP12.COM

Thuộc chủ đề:Đề thi lớp 12 Tag với:Đề thi & Kiểm tra HK1 Lớp 12 - HOA

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ởcông ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? – ĐGNL-HN
  • Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? – ĐGNL-HN
  • Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằngphẳng, quê mùa (…) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (…) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịtvới tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.Chu Văn SơnXác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? – ĐGNL-HN
  • PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:Ta xin đón các con về nướcTuy có nghèo nhưng không thiếu bữa cơmCũng chẳng phải đâu một đế quốc siêu cường Nhưng ta biết yêu con và bảo vệ.Tình thương của ta chính là công lýĐạo tồn vong chính là sự yêu thươngChẳng may có khi con lỡ lạc bước đườngThì Tổ quốc không bao giờ chối bỏ.Những ngày này là những ngày gian khóCon lầm than nơi Vũ Hán hoang tànNhững cánh quạ đen nghi ngút trăm ngànBao chết chóc dâng thành tử khí.Ta trăn trở không cần suy nghĩCứu các con về là bổn phận của taLà tình nghĩa được truyền trao từ thuở ông cha"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"Đoàn phi hành gia từ đất nước mình – bé nhỏBay lên bầu trời để đón các con quaGiọt nước mắt rơi như vạn giọt lệ hoaSung sướng nhất là trở về đất mẹ.Dù cho các con đôi khi không được khỏeCũng có thể mang mầm bệnh trong ngườiNhưng cả nước mình hạnh phúc con ơiTình dân tộc lớn hơn lòng sợ hãi.Ta sẽ giữ các con ở lạiTrong những nơi trên tổ quốc an toànBao nhiêu đứa con của ta – là lính tráng đều ngoanNhường chỗ cho các con rồi vào rừng ngủ tạm.Lo trưa tối rồi lo bữa sángLúc nguy nan có dân tộc đây rồiBệnh tật chẳng là gì đâu các con ơiChúng ta cứ yêu thương là qua hết…Con có còn yêu nước Việt?Hương MaiXác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên? – ĐGNL-HN
  • Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạnXin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyềnXin cho mặt đường lặng lẽ đêm đêmXin cho bầu trời rộn tiếng chim muôngVà còn bao cánh đồng đang chờ lúa mới lên thơmXin thêm những bàn tay dưới đôi vai nhiều ngườiXin chút nắng về soi trên mắt không còn ngàyXin vui cùng màu gạch ngói tươiQuê hương hẹn hò chuyện cất xâyVà xin những sớm mai đàn em thơ đứng cười tương lai một ngày thật mớiXin ôi những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọngXin cây trái mọc ngon cho kiếp dân nhục nhằnXin cho trường học mở lớp đêm đêmXin cho ngục tù thành những công viênVà xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hậnXin chim én mùa xuân hãy hát chung một lờiCho xương máu Việt Nam có phút giây phục hồiTrên đất ngậm ngùi thành những nương khoaiTrâu ra ruộng đồng cày luống tương laiÐường làng xưa có người những chiều gồng gánh yên vuiXin cho những dòng sông cá nhấp nhô đầy thuyềnCho những chuyến đò ngang những sớm mai rộn ràngQuê hương đền bù từng vết thươngÐôi tay cuộc tình vòng ấm êmTừ trong những xóm thôn bà mẹ quê đứng nhìn đêm đêm nhà nhà đèn sángXin cho mắt nhìn quen những đóa sen nụ hồngXin cho những buồng tim máu đã qua bình thườngXin cho học lại từng tiếng yêu thươngXin cho mọi người nhìn mắt anh emVà xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người.Xuân nguyện – Trịnh Công SơnXác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? – ĐGNL-HN

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
MÔN TOÁN - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Giai Bai tap SGK - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản