Câu hỏi:
Ở người, Alen kiểu dại mang cặp A-T ở vị trí 136 (kí hiệu là alen A) có 2 vị trí nhận biết của một enzim giới hạn (RE) tại các vị trí nuclêôtit 136 và 240 trong vùng mã hóa. Alen đột biến mang cặp G-X ở vị trí 136 (kí hiệu là alen G) mất vị trí nhận biết của RE tại vị trí đó. Để nhân bản đoạn gen bằng PCR, người ta dùng cặp đoạn mồi dài 25 bp gồm một đoạn mồi liên kết ngay trước vùng mã hóa và một đoạn mồi liên kết sau vị trí nuclêôtit 550 (xem hình trên). Sản phẩm PCR sau đó được cắt hoàn toàn bởi RE và điện di trên gel agarôzơ để xác định kiểu gen của mỗi cá thểNhận định nào sau đây đúng
A. Kích thước phân tử AND = 700 cặp bazo (bp)
B. Kiểu gen AA: băng 1 có 335 cặp bazo
Đáp án chính xác
C.Kiểu gen GG: băng 2 có 240 cặp bazo
D. Kiểu gen AG: băng 3 có 310 cặp bazo
Trả lời:
Sản phẩm PCR là đoạn có kích thước dài 550 + 25×2 = 600 cặp bazơ (bp). Hai alen A và G sẽ có 3 kiểu gen khác nhau là AA, GG và AG.+ Kiểu gen AA: Alen A có 2 vị trí nhận biết của một enzim giới hạn (RE) tại các vị trí nuclêôtit 136 và 240 trong vùng mã hóA. Dó đó, sau khi cắt sẽ thu được 3 đoạn ADN, vì vậy khi thực hiện điện di trên gel agarôzơ sẽ quan sát được 3 băng có vị trí lần lượt từ thấp đến cao tương ứng với các kích thước là:Băng 1 có 335 cặp bazơ (310+25 = 335);Băng 2 có 161 cặp bazơ (136+25 = 161)Băng 3 có 104 cặp bazơ+ Kiểu gen GG: Alen G chỉ có 1 vị trí nhận biết của một enzim giới hạn (RE) tại vị trí nuclêôtit 240 trong vùng mã hóA. Dó đó, sau khi cắt sẽ thu được 2 đoạn ADN nên sau khi thực hiện điện di trên gel agarôzơ chỉ quan sát được 2 băng có vị trí lần lượt từ thấp đến cao tương ứng với các kích thước là:Băng 1 có 335 cặp bazơ (310+25 = 335)Băng 2 có 265 cặp bazơ (240+25 = 265) + Kiểu gen AG: Do kiểu gen AG chứa hỗn hợp các đoạn gen A và gen G nên sau khi thực hiện điện di thu được 4 băng có kích thước lần lượt là:Băng 1 có 335 cặp bazơ (310+25 = 335);Băng 2 có 265 cặp bazơ;Băng 3 có 161 cặp bazơ (136+25 = 161)Băng 4 có 104 cặp bazơ.Hình điện di vị trí các băng (các làn AA, AG, GG)Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Mục đích chính của việc tách chiết DNA/RNA
Câu hỏi:
Mục đích chính của việc tách chiết DNA/RNA
A. Tinh lọc protein chứa trong mẫu
B.Tinh lọc DNA/RNA từ một mẫu
Đáp án chính xác
C. Tinh lọc acid amin từ một mẫu
D. Tinh lọc enzyme từ một mẫu
Trả lời:
Tách chiết DNA/RNA là một quá trình vật lý và hóa học được sử dụng để tinh lọc DNA/RNA từ một mẫuĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Có bao nhiêu bước chính trong quy trình tách chiết DNA/RNA
Câu hỏi:
Có bao nhiêu bước chính trong quy trình tách chiết DNA/RNA
A. 2
B. 5
C. 3
Đáp án chính xác
D. 6
Trả lời:
Có 3 bước chính trong quy trinh tách chiết DNA/RNABước 1: Phá màng tế bào, màng nhânBước 2: Loại proteinBước 3: Tủa nucleic acid và thu mẫuĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tại sao phải phá màng tế bào, màng nhân
Câu hỏi:
Tại sao phải phá màng tế bào, màng nhân
A. Để giải phóng enzyme
B.Để giải phóng DNA/RNA
Đáp án chính xác
C. Làm cho DNA/RNA đứt gãy dễ quan sát
D. Cả ba đáp án đều đúng
Trả lời:
Phá bỏ màng tế bào, màng nhân để giải phóng DNA/RNA đồng thời phân hủy các protein liên kết với DNA.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Vì sao dùng chất tẩy trong việc phá bỏ màng nhân, màng tế bào
Câu hỏi:
Vì sao dùng chất tẩy trong việc phá bỏ màng nhân, màng tế bào
A. Chất tẩy có hoạt động bề mặt mạnh, sẽ giúp phá vỡ màng tế bào và màng nhân
B. Chất tẩy là phân tử lưỡng cực, sẽ kết hợp với các phân tử phospholipid làm phá vỡ cấu trúc màng
C. Chất tẩy là phân tử lưỡng cực, sẽ kết hợp với protein màng làm phá vỡ cấu trúc màng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chất tẩy là phân tử lưỡng cực, sẽ kết hợp với protein màng và các phân tử phospholipid làm phá vỡ cấu trúc màng.Các hóa chất trong chất tẩy có hoạt động bề mặt mạnh, sẽ giúp phá vỡ màng tế bào và màng nhân.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tại sao lại sử dụng Ethanol hoặc Isopropanol để kết tủa DNA trong dung dịch
Câu hỏi:
Tại sao lại sử dụng Ethanol hoặc Isopropanol để kết tủa DNA trong dung dịch
A. Vì Ethanol hoặc Isopropanol là có ái lực với nước mạnh hơn DNA/RNA, do đó nó phá vỡ mối tương tác giữa nước và nucleic.
Đáp án chính xác
B. Vì Ethanol hoặc Isopropanol có tính acid cao nên phá vỡ mối tương tác giữa nước và nucleic.
C. Vì DNA/RNA không tan trong bất kì dung môi nào
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Trả lời:
Vì Ethanol hoặc Isopropanol là có ái lực với nước mạnh hơn DNA/RNA, do đó nó phá vỡ mối tương tác giữa nước và nucleic và DNA/RNA sẽ kết tủa lạiĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====