• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Hóa 12 NC / Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 20: Dãy điện hóa của kim loại

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 20: Dãy điện hóa của kim loại

25/01/2021 by admin

1. Giải bài 1 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Trong pin điện hóa, sự oxi hóa

A. Chỉ xảy ra ở cực âm.

B. Chỉ xảy ra ở cực dương.

C. Xảy ra ở cực âm và cực dương.

D. Không xảy ra ở cực âm và cực dương.

Phương pháp giải

Để lựa chọn đáp án phù hợp cần ghi nhớ: Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở cực âm.

Hướng dẫn giải

Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở cực âm.

⇒ Đáp án A.

2. Giải bài 2 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Cặp chất nào sau đây tham gia phản ứng trong pin điện hóa Zn-Cu?

A. Zn2+ + Cu2+

B. Zn2+ + Cu

C. Zn + Cu2+

D. Zn + Cu

Phương pháp giải

Cặp chất tham gia phản ứng trong pin điện hóa tạo thành từ kim loại mạnh và ion của kim loại yếu hơn.

Hướng dẫn giải

Zn + Cu2+ tham gia phản ứng trong pin điện hóa Zn-Cu.

⇒ Đáp án C.

3. Giải bài 3 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa.

Phương pháp giải

Để sắp xếp các cặp oxi hóa- khử theo giảm dần tính oxi hóa cần nắm rõ dãy điện hóa kim  loại của các kim loại trên.

Hướng dẫn giải

Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử :

Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na.

4. Giải bài 4 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau :

a) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe

b) Ag+/Ag và Fe2+/Fe

c) Ag+/Ag và Pb2+/Pb

Hãy cho biết :

1. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa.

2. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa – khử trong mỗi pin điện hóa.

Phương pháp giải

Để đánh dấu tên điện cực  và viết phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa – khử trong mỗi pin điện hóa, ta cần ghi nhớ: ở anot xảy ra sự oxi hóa, catot xảy ra sự khử.

Hướng dẫn giải

Câu a

Anot (cực âm): Fe → Fe2+ + 2e

Catot (cực dương): Pb2+ + 2e → Pb

Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Câu b

Anot (cực âm): Fe → Fe2+ + 2e

Catot (cực dương): Ag+ + e → Ag

Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Câu c

Anot (cực âm): Pb → Pb2+ + 2e

Catot (cực dương): Ag+ + e → Ag

Phản ứng trong pin điện hóa : Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag

5. Giải bài 5 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Sn-Ag là :

A. 0,66V

B. 0,79V

C. 0,94V

D. 1,09V

Phương pháp giải

Để tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa Sn-Ag: Eo pin = Eo Ag+/Ag – Eo Sn2+/Sn

Hướng dẫn giải

Eo pin = Eo Ag+/Ag – Eo Sn2+/Sn = 0,8 – (-0,14) = 0,94 V

⇒ Đáp án C.

6. Giải bài 6 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử : Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học

Phương pháp giải

Để xác định chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử ta dựa vào suất điện động của mỗi cặp oxi hóa khử. 

Hướng dẫn giải

  • Cặp Ag+/Ag và Al3+/Al có EoAl3+/Al = -1,66 (V); EoAg+/Ag = 0,8 (V)

⇒ Chiều của phản ứng: Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag

  • Cặp Ag+/Ag và 2H+/H2 có EoAg+/Ag = 0,8 (V); Eo2H+/H2 = 0

⇒ Chiều của phản ứng : H2 + 2Ag+ → 2H+ + 2Ag

  • Cặp Al3+/Al và 2H+/H2 có EoAl3+/Al = -1,66 (V); Eo2H+/H2 = 0

⇒ Chiều của phản ứng : 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2

7. Giải bài 7 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là :

Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+

a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa.

b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực.

c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa.

Phương pháp giải

– Để xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa cần ghi nhớ: cực âm (anot) nơi xảy ra sự oxi hóa, cực dương (catot) nơi xảy ra sự khử.

– Để tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa: Eopin = EoNi2+/Ni – EoFe2+/Fe

Hướng dẫn giải

Câu a

Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni

Cực âm (anot) nơi xảy ra sự oxi hóa ⇒ Fe là cực âm.

Cực dương (catot) nơi xảy ra sự khử ⇒ Ni là cực dương.

Câu b

Phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực:

Fe → Fe2+ + 2e : cực (-)

Ni2+ + 2e → Ni : cực (+)

Câu c

Eopin = EoNi2+/Ni – EoFe2+/Fe = -0,23 – (-0,44) = 0,21 V.

8. Giải bài 8 trang 122 SGK Hóa 12 nâng cao

Tính thế điện cực chuẩn Eo của những cặp oxi hóa – khử sau :

a) Eo (Cr3+/Cr)

b) Eo (Mn2+/Mn)

Biết: 

– Suất điện động chuẩn của các pin điện hoá:

             Cr−Ni là +0,48V và của pin Cd−Mn là +0,79V

 – Thế điện cực chuẩn E0Cd2+/Cd = −0,40V và E0Ni2+/Ni = −0,26V

Phương pháp giải

a) EoCr-Ni = +0,51 = EoNi2+/Ni – EoCr3+/Cr

b) EoCd-Mn = +0,79 = EoMn2+/Mn – EoCd2+/Cd

Hướng dẫn giải

Câu a

EoCr-Ni = +0,51 = EoNi2+/Ni – EoCr3+/Cr ⇒ EoCr3+/Cr = -0,26 – 0,48 = -0,74 V.

Câu b

EoCd-Mn = +0,79 = EoMn2+/Mn – EoCd2+/Cd ⇒ EoMn2+/Mn = 0,79 +(-0,4) = -0,39 V.

Thuộc chủ đề:Giải SGK Hóa 12 NC Tag với:Chương 5 Hóa 12

Bài liên quan:
  1. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 25: Luyện tập: Sự điện phân, sự ăn mòn kim loại, điều chế kim loại.
  2. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 24: Điều chế kim loại
  3. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 23: Sự ăn mòn kim loại
  4. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 22: Sự điện phân
  5. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 21: Luyện tập: Tính chất của kim loại
  6. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 19: Kim loại và hợp kim

Sidebar chính

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2022.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.