Câu hỏi:
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A.Do sự khác biệt về thái độ của các nước với trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
B.Do sự khác biệt về tiềm lực kinh tế
C.Do sự khác biệt về yếu tố lịch sử
D.Do mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính*Nguyên nhân:- Tiềm lực kinh tế:nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địa. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nề từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử:Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là
A.Trật tự Viên
B.Trật tự Oasinhtơn
C.Trật tự Vécxai
D.Trật tự Vécxai – Oasinhtơn
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức các hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp định phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới mới? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới mới?
A.Hội Quốc liên
Đáp án chính xác
B.Liên hợp quốc
C.Hội Liên hiệp quốc tế mới
D.Hội Quốc xã
Trả lời:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên- một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viênĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
A.Anh
B.Pháp
C.Đức
D.Mĩ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ ở Mĩ (10-19290, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bảnĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?
A.Xem xét lại con đường phát triển của mình.
Đáp án chính xác
B.Cải cách kinh tế – xã hội.
C.Phát xít hóa chế độ chính trị.
D.Đổi mới quá trình quản lí và tổ chức sản xuất.
Trả lời:
Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Cần thay đổi con đường phát triển của mình sao cho phù hợp với tình hình cụ thể thời kì này.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?
A.Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài
B.Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
C.Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước
D.Tiến hành cải cách kinh tế – xã hội ở trong nước
Đáp án chính xác
Trả lời:
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuấtĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====