Câu hỏi:
Đánh giá mối quan hệ của cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
A.đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đáp án chính xác
B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng.
C. riêng lẻ không có sự thống nhất.
D.có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.
Trả lời:
Trong cuộc đấu tranh giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, các nước Đông Dương đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhiều cơ sở cách mạng của Đảng đã được xây dựng và củng cố ở các thành phố lớn như Viêng Chăn, Phnôm Pênh,… Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh giành độc lập.Trong thời kì này, phong trào đấu tranh ở Việt Nam diễn ra sôi nổi với các cao trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. Dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Đông Dương.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?
A.Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin
Đáp án chính xác
B.Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm
C.Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a
D.Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po
Trả lời:
Từ thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành. Một số Đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng công sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A.Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
Đáp án chính xác
B.Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
C.Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
D.Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
Trả lời:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á đề ra mục tiêu đấu tranh là đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Đảng Dân tộc ở Campuchia
B.Phong trào Thakin ở Malaysia
C.Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia
Đáp án chính xác
D.Đại hội toàn Miến Điện
Trả lời:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một số chính đảng của giai cấp tư sản đã được thành lập ở khu vực Động Nam Á là Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai…Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?
A.Dưới hình thức bất hợp tác
B.Sôi nổi, quyết liệt
Đáp án chính xác
C.Bí mật, bất hợp pháp
D.Hợp pháp
Trả lời:
Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nổi bật là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927) và phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- TĩnhĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc
B.Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Đáp án chính xác
C.Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
D.Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực
Trả lời:
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Nam Á phát triển. Đây chính là cơ sở để dẫn tới sự phân hóa giai cấp và sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhấtĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====