Câu hỏi:
Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?
A.Phục hồi và phát triển trở lại.
Đáp án chính xác
B.Phát triển không ổn định.
C.Phát triển nhanh chóng.
D.Khủng hoảng suy thoái.
Trả lời:
Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế – tài chính nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là
A.Đẩy lùi phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
B.Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C.Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
D. Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Sau chiến tranh lạnh, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới. Đây cũng là mục tiêu bao quát nhất của Mĩ sau Chiến tranh lạnh – một biện pháp quan trọng của Mĩ trong quá trình tiến hành chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đâu không phải mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1945-1973? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đâu không phải mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1945-1973?
A.Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
B.Đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C.Khống chế, chi phối các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D.Thực hiện mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án chính xác
Trả lời:
– Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973), Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với ba mục tiêu chính (bao gồm ba đáp án A, B, C).- Mĩ đề ra mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN chứ không đề ra mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước XHCN.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp?
A.Nhật Bản.
B.Liên Xô.
C.Mỹ.
Đáp án chính xác
D.Ấn Độ.
Trả lời:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?
A.Ủng hộ độc lập dân tộc.
B.Thúc đẩy dân chủ.
Đáp án chính xác
C.Chống chủ nghĩa khủng bố.
D.Tự do, tín ngưỡng.
Trả lời:
Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ sử dụng chiêu bài “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Yếu tố nào tác động khiến năm 1973 nền kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Yếu tố nào tác động khiến năm 1973 nền kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái?
A. Thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng.
Đáp án chính xác
B.Mĩ chỉ đầu tư cho lĩnh vực quân sự.
C.Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D.Sự phát triển không có kế hoạch khiến cung vượt quá cầu.
Trả lời:
Từ năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng ->kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====