Câu hỏi:
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:
A.C2H6.
B.C2H6O.
Đáp án chính xác
C.C2H6O2.
D.Không thể xác định.
Trả lời:
Trả lời:Bước 1: Tính số mol CO2Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 + H2O (3)- Ta có: \({n_{{O_2}}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\)\({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} = \frac{{19,7}}{{197}} = 0,1(mol)\)\({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(3)}} = \frac{{9,85}}{{197}} = 0,05(mol)\)- Ta có nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2 (2) = nBaCO3(1) + 2nBaCO3(3) = 0,2(mol)Bước 2: Tính số mol H2O\({m_{dd{\kern 1pt} giam}} = {m_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} – ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\)\( \Leftrightarrow 5,5 = 19,7 – (44.0,2 + {m_{{H_2}O}}) \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 5,4(g)\)\( \Rightarrow {n_{{H_2}O}} = \frac{{5,4}}{{18}} = 0,3(mol)\)Bước 3: Xác định CTĐGN của X- Bảo toàn nguyên tố C, H ta có:\({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,2(mol)\)\({n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,3 = 0,6(mol)\)- Bảo toàn nguyên tố O ta có: \({n_{O(X)}} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\)⟹ nO(X) + 2.0,3 = 2.0,2 + 0,3 ⟹ nO(X) = 0,1 mol.- Gọi CTPT của X là CxHyOz⟹ x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1⟹ CTĐGN là C2H6OBước 4: Biện luận tìm CTPT của XCTPT của X có dạng (C2H6O)n hay C2nH6nOnTrong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2 ⟹ 0 < 6n ≤ 2.2n + 2 ⟹ 0 < n ≤ 1 ⟹ n = 1Vậy công thức phân tử của X là C2H6O.Đáp án cần chọn là: B>
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
A.C3H9O3.
B.C2H6O2.
Đáp án chính xác
C.CH3O.
D.Không xác định được.
Trả lời:
Trả lời:Đặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n với \(n \in {N^ * }\)Độ bất bão hòa của phân tử \(k = \frac{{2n – 3n + 2}}{2} = \frac{{2 – n}}{2} \ge 0 \Rightarrow n = 2\)Vậy công thức phân tử của A là C2H6O2.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
A.C4H9ClO.
Đáp án chính xác
B.C8H18Cl2O2.
C.C12H27Cl3O3.
D.Không xác định được.
Trả lời:
Trả lời:Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n\(\left( {n \in {N^*}} \right)\)Độ bất bão hòa của phân tử\(k = \frac{{8n – 10n + 2}}{2} = \frac{{2 – 2n}}{2} = 1 – n \ge 0 \Rightarrow n = 1\)Vậy công thức phân tử của X là C4H9OClĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là
A.C5H11O2N.
Đáp án chính xác
B.C10H22O4N2.
C.C6H13O2N.
D.C5H9O2N.
Trả lời:
Trả lời:Bước 1: Tính tỉ lệ \({n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N}\)- Ta có \({n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = \frac{{51,3}}{{12}}:\frac{{9,4}}{1}:\frac{{27,3}}{{16}}:\frac{{12}}{{14}}\)\( = 4,275:9,4:1,706:0,857 = 5:11:2:1\)Bước 2: Xác định CTĐGN của A- Ta có công thức đơn giản nhất của A là C5H11O2NBước 3: Xác định CTPT của A- Đặt công thức phân tử của A là (C5H11O2N)n– Theo giả thiết ta có :(12.5 + 11 + 16.2 + 14).n = 4,034.29=>n = 1Vậy công thức phân tử của A là C5H11O2N.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biết MA < 100) :> – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biết MA < 100) :>
A.C6H14O2N.
B.C3H7O2N.
Đáp án chính xác
C.C3H7ON.
D.C3H7ON2.
Trả lời:
Trả lời:Ta có \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = \frac{{1,68}}{{22,4}} = 0,075\,mol \Rightarrow {m_C} = 0,9\,\,gam\)Do đó : \(\% O{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {100{\rm{ }}–{\rm{ }}40,45\;{\rm{ }}–{\rm{ }}15,73{\rm{ }}–{\rm{ }}7,86} \right)\% {\rm{ }} = {\rm{ }}35,96\% .\;\;\;\;\;\)\({n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = \frac{{40,45}}{{12}}:\frac{{7,86}}{1}:\frac{{35,96}}{{16}}:\frac{{15,73}}{{14}}\)\( = 3,37:7,86:2,2475:1,124 = 3:7:2:1\)Công thức đơn giản nhất của A là C3H7O2N. Đặt công thức phân tử của A là (C3H7O2N)n. Theo giả thiết ta có :(12.3 + 7 + 16.2 + 14).n < 100 =>n < 1,12 => n =1>>Vậy công thức phân tử của A là C3H7O2N.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là : – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là :
A.CHCl2.
B.C2H2Cl4.
Đáp án chính xác
C.C2H4Cl2.
D.một kết quả khác.
Trả lời:
Trả lời:Ta có :\({n_C}:{n_H}:{n_{Cl}} = \frac{{14,28}}{{12}}:\frac{{1,19}}{1}:\frac{{84,53}}{{35,5}} = 1:1:2\) công thức đơn giản nhất của Z là CHCl2.Đặt công thức phân tử của A là (CHCl2)n (n Î N*).Độ bất bão hòa của phân tử \(k = \frac{{2n – 3n + 2}}{2} = \frac{{2 – n}}{2} \ge 0 \Rightarrow n = 2\)Vậy công thức phân tử của Z là : C2H2Cl4.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====