Câu hỏi:
Tình hình kinh tế- xã hội của Tây Âu và Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
A. Kiệt quệ, khủng hoảng
Đáp án chính xác
B. Phát triển không ổn định
C. Chậm phát triển
D. Phát triển nhanh
Trả lời:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã đều để lại những hậu quả nặng nề bất kể là nước thắng trận hay bại trận. Sau chiến tranh, nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia…Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?
Câu hỏi:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?
A. Tàn phá nặng nề đất nước
Đáp án chính xác
B. Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng
C. Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa
D. Nhật Bản bị quân đội nước ngoài xâm chiếm
Trả lời:
Sự thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào dưới đây?
Câu hỏi:
Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào dưới đây?
A. Đầu tư ra nước ngoài.
B. Mua các bằng phát minh, sáng chế.
C. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật.
Đáp án chính xác
D. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Trả lời:
Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” Nhật Bản rất coi trọng yếu tố giáo dục và khoa học – kĩ thuật.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh tế?
Câu hỏi:
Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh tế?
A. Nỗ lực trở thành một cường quốc chính trị
Đáp án chính xác
B. Vươn lên trở thành một cường quốc quân sự
C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc
D. Đẩy mạnh chính sách ngoại giao và viện trợ cho các nước
Trả lời:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tếĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
Câu hỏi:
Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
A. Phát triển nhanh
B. Phát triển “thần kì”
C. Phát triển không ổn định
Đáp án chính xác
D. Khủng hoảng
Trả lời:
Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có sự phát triển “thần kì”. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canada, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.Đáp án cần chọn là: BCâu 5. Khoa học- kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nào?A. Công nghiệp quốc phòngB. Công nghiệp phần mềmC. Ứng dụng dân dụngD. Năng lượng tái tạoKhoa học- kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu lớn. Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng như tivi, tủ lạnh, ôtô…Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu có trọng tải trên 1 triệu tấn, xây dựng đường ngầm dưới biển, cầu vượt biển…Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Năm 1956 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản?
Câu hỏi:
Năm 1956 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản?
A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc
Đáp án chính xác
B. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc
C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
D. Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Trả lời:
Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Cùng năm đó, Nhật Bản là thành viên của Liên hợp quốc.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====