Câu hỏi:
Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là
A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Đáp án chính xác
B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Trả lời:
Ngay từ đầu, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Còn Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản- một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?
Câu hỏi:
Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?
A. Nam Phong
B. Trung Bắc tân văn
C. Đảng Lập hiến
Đáp án chính xác
D. Hội Phục Việt
Trả lời:
Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra Đảng Lập hiến. Cơ quan ngôn luận của đảng là tờ Diễn đàn Đông Dương và Tiếng dội An Nam.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
Câu hỏi:
Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
A. Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.
B. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923)
Đáp án chính xác
C. Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.
D. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926)
Trả lời:
– Các đáp án A, C, D: là các phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản.- Đáp án B: là phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc. Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đã đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp. Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
Câu hỏi:
Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
A. Nhân dân
B. Hữu thanh
Đáp án chính xác
C. Người cùng khổ
D. Tiếng dội An Nam
Trả lời:
Tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925 đã xuất bản một số tờ báo tiếng Việt như: Hữu thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo, …Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu hỏi:
Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Việt Nam nghĩa đoàn.
Đáp án chính xác
B. Đảng lập hiến.
C. Nhóm Nam Phong.
D. Nhóm Trung Bắc tân văn.
Trả lời:
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925 đã đấu tranh sôi nổi, thành lập các tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên.Các đáp án: B, C, D là các tổ chức do tư sản dân tộc thành lập.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?
Câu hỏi:
Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?
A. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh
B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
Đáp án chính xác
C. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
D. Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh
Trả lời:
Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và bí mật giải về nước, kết án tử hình. Trước sức ép đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã buộc phải đưa Phan Bội Châu ra xét tử công khai và thay đổi bản án từ tử hình sang khổ sai chung thân.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====