Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Đẩu gật đầu. Anh đứng dậy. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:- Con lạy quý tòa…- Sao, sao?- Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)Tại sao người đàn bà hàng chài lại van xin quý tòa đừng bắt phải bỏ người chồng vũ phu của mình?
A.Vì chị hiểu là người chồng khổ quá nên mới trút nỗi hận vào người vợ
B.Vì người chồng là người đã cưu mang, cứu giúp chị nên chị phải đền ơn
C.Vì chị không thể một mình nuôi nấng những đứa con
D.Vì chị là một người mẹ thương con và là một người vợ hiểu chồng
Đáp án chính xác
Trả lời:
– Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên li hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa …đừng bắt con bỏ nó”, theo chị:+ Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.+ Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.=>Chị là một người mẹ thương con và là một người vợ hiểu chồng.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:“…Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…”.(Trích đoạn trích Đất Nướccủa Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:“…Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…”.(Trích đoạn trích Đất Nướccủa Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?
A.Vì Đất Nước là tên địa danh.
B.Vì Đất Nước là từ trang trọng.
C.Vì Đất Nước là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Đáp án chính xác
D.Vì Đất Nước là danh từ riêng.
Trả lời:
Từ “Đất Nước” được viết hoa vì Đất Nước là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.(Tuyên ngôn Độc lâp– Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.(Tuyên ngôn Độc lâp– Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
A.Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Đáp án chính xác
B.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
C.Phong cách ngôn ngữ hành chính.
D.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Trả lời:
– Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ chính luận.- Mỗi vấn đề Người đều thể hiện hết sức ngắn gọn, hết sức dễ hiểu và giản dị, bằng những bằng chứng không thể chối cãi.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên thể hiện phẩm chất nào của người dân làng Xô man? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên thể hiện phẩm chất nào của người dân làng Xô man?
A.Tinh thần yêu nước
B.Tinh thần đoàn kết
C.Sức sống mãnh liệt
Đáp án chính xác
D.Sự trung thành với Cách mạng
Trả lời:
– Hình ảnh cây xà nu trong đoạn trích trên là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và ý chí không chịu khuất phục của người dân làng Xô man. Đạn đại bác cũng không tiêu diệt được rừng xà nu cũng như không dập tắt được sức sống tiềm tàng của người dân nơi đây.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…(Trích Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…(Trích Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
A.Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.
Đáp án chính xác
B.Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến.
C.Câu cảm thán, câu trần thuật, câu cầu khiến.
D.Câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến.
Trả lời:
Những kiểu câu được tác giả sử dụng: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.- Câu trần thuật: Hắn vừa đi vừa chửi..- Câu nghi vấn: Thế có phí rượu không?…- Câu cảm thán: Tức thật!…Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ không…Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắclà: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ không…Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắclà:
A.Nhân hóa
B.Hoán dụ
C.Ẩn dụ
D.Câu hỏi tu từ, điệp từ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là: Câu hỏi tu từ, điệp từ.- Câu hỏi tu từ: Mình về mình có nhớ ta, Mình về mình có nhớ không.- Điệp từ: Mình về mình có nhớ, Nhìn.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====