Câu hỏi:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SD, N là trọng tâm tam giác SAB. Đường thẳng MN cắt mặt phẳng (SBC) tại điểm I. Tính tỷ số \(\frac{{IN}}{{IM}}\)
A.\(\frac{3}{4}\)
b. \(\frac{1}{3}\)
c. \(\frac{1}{2}\)
d. \(\frac{2}{3}\)
Đáp án chính xác
Trả lời:
Gọi J;E lần lượt là trung điểm SA;AB.
Trong mặt phẳng (BCMJ) gọi \(I = MN \cap BC\)
Ta có: IM là đường trung tuyến của tam giác SID.
Trong tam giác ICD ta có BE song song và bằng\(\frac{1}{2}CD\) nên suy ra BE là đường trung bình của tam giác ICD⇒EI là trung điểm ID⇒SE là đường trung tuyến của tam giác SID.
Ta có: \(N = IM \cap SE \Rightarrow N\) là trọng tâm tam giác\(SID \Rightarrow \frac{{IN}}{{IM}} = \frac{2}{3}\)
Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hình chiếu của một đường thẳng qua phép chiếu song song theo phương song song với đường thẳng đó trên mặt phẳng chiếu là: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Hình chiếu của một đường thẳng qua phép chiếu song song theo phương song song với đường thẳng đó trên mặt phẳng chiếu là:
A.một đường thẳng
B.một đoạn thẳng
C.một mặt phẳng
D.một điểm
Đáp án chính xác
Trả lời:
Hình chiếu của đường thẳng qua phép chiếu song song theo phương song song với đường thẳng đó trên mặt phẳng chiếu là một điểm. Điểm đó là giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho lăng trụ tam giác ABC.A′B′C′, gọi M,N lần lượt là hai điểm bất kỳ phân biệt nằm trên các cạnh AB′,A′B. Hình chiếu của chúng qua phép chiếu song song theo phương CC′ trên mặt phẳng (A′B′C′) lần lượt là M′,N′. Chọn kết luận không đúng: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cho lăng trụ tam giác ABC.A′B′C′, gọi M,N lần lượt là hai điểm bất kỳ phân biệt nằm trên các cạnh AB′,A′B. Hình chiếu của chúng qua phép chiếu song song theo phương CC′ trên mặt phẳng (A′B′C′) lần lượt là M′,N′. Chọn kết luận không đúng:
A.M′N′//MN
Đáp án chính xác
B.M′N′⊂A′B′
C.MM′//AA′
D.M′N′//AB
Trả lời:
Qua M kẻ đường thẳng song song với AA′ cắt A′B′ tại MM′⇒MM′//AA′//CC′ nên M′ là hình chiếu của M qua phép chiếu bài cho.Tương tự \(N’ \in A’B’\) mà \(NN’//BB’\) cũng là ảnh của N qua phép chiếu bài cho.Khi đó \(M’N’ \subset A’B’,MM’//AA’,M’N’//AB\) nên các đáp án B, C, D đều đúng.Đáp án A sai vì MN và M′N′ không song song.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hình chiếu của hình chữ nhật không thể là hình nào trong các hình sau? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Hình chiếu của hình chữ nhật không thể là hình nào trong các hình sau?
A.Hình thang
Đáp án chính xác
B.Hình bình hành
C.Hình chữ nhật
D.Hình thoi
Trả lời:
Do phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau, nên không thể có đáp án A.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho điểm M′ là hình chiếu của \(M \notin (\alpha )\;\) trên mặt phẳng (α) qua phép chiếu song song theo phương chiếu \(l \bot (\alpha ).\) Kết luận không đúng là: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cho điểm M′ là hình chiếu của \(M \notin (\alpha )\;\) trên mặt phẳng (α) qua phép chiếu song song theo phương chiếu \(l \bot (\alpha ).\) Kết luận không đúng là:
A.MM′//l
B.MM′//(α)
Đáp án chính xác
C.\(MM\prime \bot (\alpha )\;\)
D.\(M\prime \in (\alpha )\;\)
Trả lời:
Vì M′ là hình chiếu của nên \(MM’//l\) nên A đúng.
Lại có \(l \bot \left( \alpha \right) \Rightarrow MM’ \bot \left( \alpha \right)\) nên C đúng, B sai.
Hiển nhiên \(M’ \in \left( \alpha \right)\) nên D đúng.
Đáp án cần chọn là: B====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Qua phép chiếu song song, tính chất nào của hai đường thẳng không được bảo toàn ? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Qua phép chiếu song song, tính chất nào của hai đường thẳng không được bảo toàn ?
A.Chéo nhau
Đáp án chính xác
B.đồng qui
C.Song song
D.thẳng hàng
Trả lời:
Qua phép chiếu song song, tính chất chéo nhau không được bảo toàn.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====