• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Home
  • Diễn đàn
  • Tin Giáo dục
  • Trắc nghiệm Toán 12
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Hóa 12 / Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

Thuộc chủ đề:Giải SGK Hóa 12 Ngày 09/01/2021

1. Giải bài 1 trang 145 SGK Hóa học 12

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:

FeS2 → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → FeO → FeSO4 → Fe

Phương pháp giải

Để viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi trên cần nắm rõ tính chất hóa học hợp chất của sắt.

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học của các phản ứng như sau:

(1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3H2O

(4) 2Fe(OH)3 → 2Fe2O3 + 3H2O

(5) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

(6) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

(7) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

2. Giải bài 2 trang 145 SGK Hóa học 12

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là:

A. 8,19 lít.

B. 7,33 lít.

C. 4,48 lít.

D. 6,23 lít.

Phương pháp giải

  • Bước 1: Viết PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
  • Bước 2: Bảo toàn nguyên tố Fe: nFeSO4 = nFeSO4.7H2O
  • Bước 3:Từ PTHH =>  nH2 = nFeSO4 => VH2 = ?

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình hóa học sau:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

nFe = nFeSO4.7H2O = 55,6 : 278 = 0,2 mol

Theo phương trình hóa học trên ta có nFe = nH2 = 0,2 mol

Vậy thể tích khí: VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít

⇒ Đáp án đúng là C.

3. Giải bài 3 trang 145 SGK Hóa học 12

Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:

A. 1,9990 gam

B. 1,9999 gam.

C. 0,3999 gam

D. 2,1000 gam.

Phương pháp giải

  • Bước 1: Gọi số mol Fe phản ứng là x (mol)

PTHH: Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu 

          x                                          x   (mol)

  • Bước 2: Kim loại Cu sinh ra sẽ bám vào thanh sắt => Dùng phương pháp tăng giảm khối lượng.

∆mtăng = mCu – mFe pư = 64x – 56x => x =?

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình hóa học của phản ứng như sau:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Dùng phương pháp tăng giảm khối lượng:

\(\begin{array}{l} \Delta M = 64 – 56 = 8(gam)\\ \Delta m = 4,2857 – 4 = 0,2857(gam)\\ \to n = \frac{{\Delta m}}{{\Delta M}} = 0,0357125(mol)\\ \to {m_{Fe}} = 0,0357125.56 = 1,9999(gam) \end{array}\)

4. Giải bài 4 trang 145 SGK Hóa học 12

Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là

A. 231 gam.

B. 232 gam.

C. 233 gam.

D. 234 gam.

Phương pháp giải

Đối với dạng bài tập về hỗn hợp các oxit sắt ta có thể gộp FeO và Fe2O3 thành Fe3O4 nếu chúng có tỉ lệ mol 1: 1

=> Coi hỗn hợp ban đầu chỉ có Fe3O4

Hướng dẫn giải

Nhận thấy số nguyên tử Fe và O trong \(Fe_{3}O_{4}=FeO+Fe_{2}O_{3}\)

Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4

Vậy tổng cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232.1 = 232 g

Đáp án đúng là B.

5. Giải bài 5 trang 145 SGK Hóa học 12

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 15 gam.

B. 20 gam.

C. 25 gam.

D. 30 gam.

Phương pháp giải

Để tính khối lượng kết tủa ta viết phương trình hóa học và tính mol kết tủa dựa vào phương trình, suy ra khối lượng kết tủa.

Hướng dẫn giải

Ta có:

nFe2O3 = 0,1 (mol)

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

0,1                                  0,3

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,3                         0,3 (mol)

mCaCO3 = 100.0,3 = 30 (gam)

Chọn đáp án D.

Tag với:Bài tập về sắt

Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 38: Luyện tập: TCHH của crom, đồng và hợp chất của chúng
  2. Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
  3. Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
  4. Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
  5. Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom
  6. Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 33: Hợp kim và sắt
  7. Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 31: Sắt

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Trắc nghiệm Cấp số cộng và cấp số nhân 12/04/2021
  • Trắc nghiệm Tổ hợp (Câu 1 – MH 2021) 07/04/2021
  • ĐỀ THAM KHẢO THI TN THPT 2021 02/04/2021
  • Giải SBT Toán 12 Bài 3: Phương trình đường thẳng 22/03/2021
  • Giải SBT Toán 12 Bài 2: Phương trình mặt phẳng 22/03/2021

Chuyên mục

  • Bài học Anh 12 (83)
  • Bài học Anh 12 mới (98)
  • Bài học Địa 12 (44)
  • Bài học GDCD 12 (10)
  • Bài học Hóa 12 (45)
  • Bài học Lý 12 (41)
  • Bài học Sinh 12 (47)
  • Bài học Sử 12 (27)
  • Bài học Toán 12 (33)
  • Đề thi lớp 12 (292)
  • GBT Toán 12 (142)
  • Giải SBT Toán 12 (26)
  • Giải SGK Hóa 12 (40)
  • Giải SGK Hóa 12 NC (49)
  • Giải SGK Sinh 12 (45)
  • Giải SGK Sinh 12 NC (58)
  • Giải SGK Vật lý 12 (40)
  • Giải SGK Vật lý 12 NC (52)
  • Soạn Văn 12 (147)
  • Tài liệu lớp 12 (107)
  • Tin Giáo dục (1)
  • Trắc nghiệm TN THPT môn Toán (2)
  • Trắc nghiệm Toán 12 (1)
  • Văn Mẫu 12 (87)

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2021.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.