• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Home
  • Tin Giáo dục
  • HỎI ĐÁP
  • Trắc nghiệm Toán 12
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Hóa 12 NC / Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 50: Nhận biết một số chất khí

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 50: Nhận biết một số chất khí

Thuộc chủ đề:Giải SGK Hóa 12 NC Ngày 25/01/2021

1. Giải bài 1 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?

A. Dung dịch NaOH dư.

B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.

C. Dung dịch Na2CO3 dư.

D. Dung dịch AgNO3 dư.

Phương pháp giải

Để lựa chọn hóa chất thích hợp cần lưu ý chọn chất nào mà không giữ lại cả CO2 và HCl; không tác dụng với khí cần làm sạch và lợi về kinh tế.

Hướng dẫn giải

  • Phương án A không chọn vì NaOH giữ lại cả CO2 và HCl
  • Phương án C không chọn vì Na2CO3 có thể phản ứng với CO2

CO2 + Na2CO3 → 2NaHCO3

  • Phương án D không chọn vì AgNO3 là chất rất đắt tiền, không kinh tế.

→ Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.

⇒ Đáp án B.

2. Giải bài 2 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần ghi nhớ: Không thể dùng Ca(OH)2 để phân biệt CO2 và SO2 do chúng đều là oxit axit, đều tạo kết tủa màu trắng với Ca(OH)2

Hướng dẫn giải

Không thể dùng Ca(OH)2 để phân biệt CO2 và SO2 do chúng đều là oxit axit, đều tạo kết tủa màu trắng với Ca(OH)2:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

3. Giải bài 3 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.

Phương pháp giải

  • Bước 1: Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư
  • Bước 2: Đun nhẹ dung dịch thu được
  • Bước 3: Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được
  • Bước 4: Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư.
  • Bước 5: Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl.

Hướng dẫn giải

Cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp trên:

  • Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư thấy brom bị nhạt màu và có khí bay ra chứng tỏ có khí SO2. Thu khí thoát ra kí hiệu là khí X.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

  • Đun nhẹ dung dịch thu được ⇒ HBr bay hơi còn H2SO4 đặc.
  • Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được, thu được khí SO2

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khí bị hấp thụ hoàn toàn tạo kết tủa màu trắng chứng tỏ có khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

  • Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl thu được CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

4. Giải bài 4 trang 239 SGK Hóa 12 nâng cao

Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây:

a) FeS và FeCO3.

b) Na2SO4 và Na2SO3.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của mỗi chất để lựa chọn thuốc thử và phương pháp nhận biết phù hợp.

Hướng dẫn giải

Câu a: Phân biệt FeS và FeCO3

Thuốc thử là dung dịch HCl và giấy trắng tẩm Pb(NO3)2

Nhỏ dung dịch HCl vào hai chất, đặt trên miệng hai ống nghiệm bằng giấy trắng tẩm dung dịch Pb(NO3)2:

  • Nếu là FeS thì giấy hóa đen:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S\(^{\uparrow}\)

H2S + Pb(NO3)3 → PbS\(^{\downarrow}\)đen + 2HNO3

  • Nếu là FeCO3 thì giấy không chuyển màu:

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

Câu b: Phân biệt Na2SO4 và Na2SO3

Cho dung dịch brom vào mỗi dung dịch:

Na2SO3 làm mất màu dung dịch brom còn Na2SO4 thì không:

Na2SO3 + Br2 (nâu đỏ) + H2O → Na2SO4 + 2HBr (không màu)

Tag với:Chương 8 Hóa 12

Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 53: Luyện tập nhận biết một số ion trong dung dịch
  2. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 52: Chuẩn độ oxi hóa- khử bằng phương pháp pemanganat
  3. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 51: Chuẩn độ axit- bazơ
  4. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch
  5. Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 48: Nhận biết một số cation trong dung dịch

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải SBT Toán 12 Bài 3: Phương trình đường thẳng 22/03/2021
  • Giải SBT Toán 12 Bài 2: Phương trình mặt phẳng 22/03/2021
  • Giải SBT Toán 12 Bài 1: Hệ tọa độ trong không gian 22/03/2021
  • Giải SBT Toán 12 Bài 2: Mặt cầu 22/03/2021
  • Giải SBT Toán 12 Bài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay 22/03/2021

Chuyên mục

  • Bài học Anh 12 (83)
  • Bài học Anh 12 mới (98)
  • Bài học Địa 12 (44)
  • Bài học GDCD 12 (10)
  • Bài học Hóa 12 (45)
  • Bài học Lý 12 (41)
  • Bài học Sinh 12 (47)
  • Bài học Sử 12 (27)
  • Bài học Toán 12 (33)
  • Đề thi lớp 12 (291)
  • GBT Toán 12 (142)
  • Giải SBT Toán 12 (26)
  • Giải SGK Hóa 12 (40)
  • Giải SGK Hóa 12 NC (49)
  • Giải SGK Sinh 12 (45)
  • Giải SGK Sinh 12 NC (58)
  • Giải SGK Vật lý 12 (40)
  • Giải SGK Vật lý 12 NC (52)
  • Soạn Văn 12 (147)
  • Tài liệu lớp 12 (107)
  • Tin Giáo dục (1)
  • Trắc nghiệm Toán 12 (1)
  • Văn Mẫu 12 (87)

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2021.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.