Câu hỏi:
Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:
A.dãy Hoàng Liên Sơn
B.dãy Hoành Sơn
C.sông Cả
D.dãy Bạch Mã
Đáp án chính xác
Trả lời:
Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của
A.khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
B.nội lực và ngoại lực
Đáp án chính xác
C.nhiều chu kỷ vận động nâng lên và hạ xuống
D.xâm thực và bồi tụ.
Trả lời:
Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của: nội lực và ngoại lực.- Nội lực với các vận động nâng lên – hạ xuống tạo nên sự phân hóa đa dạng địa hình miền núi nước ta (núi cao, núi trung bình…)- Kết hợp với quá trình ngoại lực xâm thực, bào mòn, bồi tụ phù sa…tạo nên các đồng bằng, địa hình ven biển, miền đồi núi thấp sườn thoải…Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nhân tố nào sau đây là chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Nhân tố nào sau đây là chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới?
A.Vị trí giáp biển, kho nhiệt ẩm khổng lồ điều hòa
B.Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang đón nhiều khối khí.
C.Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
D.Địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu đồi núi thấp.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên mọi nơi trên lãnh thổ 1 năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, nhận được lượng nhiệt dồi dào, quy định tính chất nhiệt đới của nước ta.Tuy nhiên, lãnh thổ nước ta ¾ diện tích là đồi núi. Càng nên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC vì vậy nếu đồi núi nước ta có độ cao lớn thì tính chất nhiệt đới sẽ bị suy giảm.->Nhân tố chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới là địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu là đồi núi thấp.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hạn chế lớn nhất của vùng đồi núi đá vôi nước ta là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Hạn chế lớn nhất của vùng đồi núi đá vôi nước ta là
A.nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
B.dễ xảy ra nạn cháy rừng.
C.dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô.
Đáp án chính xác
D.dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.
Trả lời:
Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên ở vùng núi đá vôi ở nước ta là dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô do mùa khô nước tham gia vào các phản ứng hòa tan đá vôi hoặc chảy ở các dòng sông ngầm =>dễ bị thiếu nước hoặc khó khai thác nước.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là
A.có nhiều đỉnh núi hơn
B.địa hình cao hơn.
C.hai sườn núi ít bất đối xứng hơn.
Đáp án chính xác
D.sườn núi dốc hơn.
Trả lời:
Chú ý câu hỏi : Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam ->Trường Sơn Nam có nhiều đỉnh núi hơn, địa hình cao hơn và sườn núi dốc hơn so với Trường Sơn Bắc. ->A, B, D sai.Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây. ->Trường Sơn Bắc hai sườn ít bất đối xứng hơn.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Vào mùa đông, vùng đồi núi thấp khu Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu Đông Bắc, do – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Vào mùa đông, vùng đồi núi thấp khu Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu Đông Bắc, do
A.khu Tây Bắc ở vĩ độ thấp hơn khu Đông Bắc
B.khu Tây Bắc nằm sâu trong nội địa
C.bức chắn dãy Hoàng Liên Sơn hướng tây bắc – đông nam cản ảnh hưởng gió mùa mùa đông
Đáp án chính xác
D.địa hình khu Tây Bắc hiểm trở và phức tạp hơn khu Đông Bắc
Trả lời:
Vùng núi Đông Bắc là khu vực đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh, đến sớm. Khi thổi sang khu vực Tây Bắc khối khí này yếu dần và bị dãy Hoàng Liên Sơn cản lại nên khu vực đồi núi thấp ở Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu vực Đông Bắc.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====