Câu hỏi:
Nghệ thuật quân sự nào của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng kế thừa phát huy từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?
A.Diễn ra đồng loạt trên các đô thị miền Nam
B.Tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiến công giành thắng lợi quyết định
C.Kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng
Đáp án chính xác
D.Đánh vào nơi mạnh nhất của kẻ thù
Trả lời:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc nổi dậy của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang. Đến kháng chiến chống Mĩ, hình thức này không bị mất đi mà vẫn đươc bảo lưu và trở thành bộ phận hỗ trợ cho các cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là trận đánh đầu tiên có sự kết hợp giữa hai hình thức này. Đây cũng chính là một sự thử nghiệm và rút kinh nghiệm của Đảng để có thể vận dụng thành công trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
“Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào
A.Chiến tranh đơn phương
B.Chiến tranh đặc biệt
C.Chiến tranh cục bộ
Đáp án chính xác
D.Việt Nam hóa chiến tranh
Trả lời:
Với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dầnĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
A.Quân đội Mĩ
Đáp án chính xác
B.Quân đội Việt Nam Cộng hòa
C.Quân đồng minh của Mĩ
D.Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
Trả lời:
Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền NamĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
A.Tìm diệt
B.Càn quét
C.Dồn dân lập ấp chiến lược
D.Tìm diệt và bình định
Đáp án chính xác
Trả lời:
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền NamĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
A.Chiến thắng Núi Thành (1965)
B.Chiến thắng Vạn Tường (1965)
Đáp án chính xác
C.Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
D.Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
Trả lời:
Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền NamĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là
A.Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ
B.Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
C.Đông Nam Bộ và Liên khu V
Đáp án chính xác
D.Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Trả lời:
Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóngĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====