Câu hỏi:
Thí sinh đọc bài 4 và trả lời câu hỏi từ 26 – 35:
OXYTOCIN
Hormone tình yêu
Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chất hóa học được biết đến như là hormone tình yêu. Oxytocin là một chất hóa học, một hormone được sản sinh trong tuyến yên ở não bộ. Trải qua nhiều nghiên cứu khác nhau tập trung vào động vật, những nhà khoa học lần đầu nhận thức về sự ảnh hưởng của oxytocin. Người ta đã phát hiện ra rằng chất oxytocin giúp củng cố mối quan hệ giữa những chú chuột đồng cỏ trong quá trình thực hiện giao phối và khởi nguồn cho những hành vi của người mẹ trong cừu mẹ đối với những con cừu sơ sinh của chúng.
Chất này cũng được tiết ra bởi những phụ nữ trong thời kỳ sinh con, làm tăng thêm sự gắn kết giữa mẹ và con. Ít chất hóa học có tác dụng tích cực như oxytocin, chất thỉnh thoảng được xem như hormone tình yêu. Nó được khẳng định rằng chỉ cần hít chất này có thể làm cho con người tin tưởng hơn, đồng cảm, phóng khoáng và hợp tác hơn. Tuy nhiên, đã đến lúc xem lại toàn bộ quan điểm tích cực này. Một làn sóng mới của những nghiên cứu đã cho thấy rằng những tác động của nó có khác biệt rất lớn tùy thuộc con người và hoàn cảnh, và nó có thể tác động lên những tương tác xã hội theo hướng xấu cũng như tốt.
Vai trò của Oxytocin trong hành vi của con người được phát hiện lần đầu vào năm 2005. Trong một thí nghiệm đột phá, Markus Heinrichs và cộng sự của ông ấy ở trường đại học Freiburg, Đức đã yêu cầu những tình nguyện viên thực hiện một hành động trong đó họ có thể đầu tư tiền với một người nặc danh không có được đảm bảo là đáng tin cậy hay không. Nhóm của ông ấy đã phát hiện ra rằng những người tham gia bị hít phải oxytocin qua một lọ thuốc xịt mũi trước đó đầu tư nhiều tiền hơn những người thay vào đó hít phải giả dược. Nghiên cứu này là sự bắt đầu của nghiên cứu về ảnh hưởng của oxytocin lên những mối tương tác của con người. “Trong tám năm nó là một lĩnh vực đơn độc”, Heinrichs nhớ lại. “Ngày nay, mọi người đều có hứng thú”. Những nghiên cứu theo sau đã chỉ ra rằng sau một cái hít hơi của hormone đó, con người trở nên khoan dung hơn, hiểu được cảm xúc trên gương mặt người khác tốt hơn và trao đổi với những lập luận vững chắc hơn. Cùng với đó, những kết quả làm kích thích quan điểm rằng oxytocin thúc đẩy cho mọi người những mặt tích cực của xã hội tự nhiên.
Sau đó một vài năm, những kết quả trái ngược bắt đầu được tìm thấy. Simone Shamay–Tsoory ở trường đại học Haifa, Israel đã tìm thấy rằng khi những tình nguyện viên tham gia chơi một trò chơi có tính cạnh tranh, những người hít phải hormone đó cho thấy sự thỏa mãn cao hơn khi họ đánh bại những người chơi khác, và cảm thấy ganh tỵ hơn khi những người khác giành chiến thắng. Còn những hành vi nào, sự cung cấp oxytocin cũng cho những kết quả trái ngược rõ rệt dựa vào tính tình của mỗi người. Jennifer Bartz từ trường Y Mount Sinai, New York, đã tìm ra rằng nó sự nâng cao khả năng của con người trong việc đọc cảm xúc, nhưng chỉ nếu như khởi đầu của họ không quá tinh thông xã hội. Nghiên cứu của cô ấy cũng cho thấy rằng oxytocin trên thực tế làm giảm sự hợp tác trong những đối tượng tỏ ra đặc biệt lo lắng và nhạy cảm đối với sự từ chối.
Những phát hiện khác về sự thay đổi ảnh hưởng của oxytocin dựa vào những người mà chúng ta có mối quan hệ tương quan. Những nghiên cứu được tiến hành bởi Carolyn DeClerck của trường đại học Antwerp, Belgium, đã tiết lộ rằng những người tiếp nhận một liều oxytocin thực tế trở lên ít hợp tác hơn khi đối mặt với những người hoàn toàn xa lạ. Trong khi đó, Carsten De Dreu ở trường đại học Amsterdam ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng những tình nguyện viên được nhận oxytocin đã cho thấy sự thiên vị: Ví du, những người đàn ông ở Hà Lan có phản ứng nhanh hơn trong việc kết hợp những từ tích cực với những cái tên Hà Lan hơn là với những người ở quốc gia khác. Theo như De Dreu, otoxycin làm cho con người quan tâm những người trong mạng lưới xã hội của họ và bảo vệ họ từ những nguy hiểm bên ngoài. Vì vậy nó có vẻ như oxytocin làm tăng những thành kiến, hơn là thúc đẩy thiện chí chung, như là được nghĩ đến trước đó.
Có những dấu hiệu của sự không rõ ràng từ khi bắt đầu. Bartz gần đây đã cho thấy rằng trong hầu như một nửa kết quả của những nghiên cứu hiện tại, oxytocin chỉ ảnh hưởng lên những cá nhân nhất định hoặc trong những trường hợp nhất định. Trước đây khi những nhà nghiên cứu không chú ý đến những phát hiện như vậy, hiện nay sự hiểu biết sắc nét hơn đối với những tác động của oxytocin đang tiến tới những cuộc khảo sát dưới những đường nét mới. Với Bartz, chìa khóa của sự hiểu biết hormone là gì nằm ở việc xác định chức năng cốt lõi của nó hơn là trong hệ thống những tác động dường như là vô tận của nó. Có một số giả thuyết không loại trừ lẫn nhau. Oxytocin có thể giúp giảm sự lo lắng và nỗi sợ hãi. Hoặc nó có thể thúc đẩy con người tìm kiếm những mối liên hệ xã hội. Cô ấy tin rằng oxytocin hoạt động như một chiếc đèn hóa học soi sáng những tư tưởng xã hội – một sự thay đổi trong tư thế, một ánh mắt lấp lánh, một sự trầm giọng xuống – làm cho con người hòa hợp hơn với môi trường xã hội của họ. Điều này có thể giải thích tại sao nó làm cho chúng ta có khả năng cao hơn để nhìn những người khác bằng mắt và nâng cao khả năng nhận biết cảm xúc của chúng ta. Nhưng nó có thể cũng làm cho mọi thứ tệ hơn cho những người quá nhạy cảm hoặc thiên về việc hiểu các tín hiệu xã hội sai cách.
Có lẽ chúng ta không nên ngạc nhiên rằng câu chuyện oxytocin đã trở nên khó hiểu hơn. Hormone này được tìm thấy trong tất cả mọi thứ từ bạch tuộc cho đến cừu, và gốc rễ sự tiến hóa của nó kéo lùi trở về nửa tỷ năm. Nó là một phân tử rất đơn giản và cổ xưa được kết nạp cho rất nhiều chức năng khác nhau, Sue Carter phát biểu ở trường đại học của Illinois, Chicago, Hoa Kỳ. Nó ảnh hưởng đến những phần nguyên thủy của bộ não như là hạch hạnh nhân, vì vậy nó có rất nhiều tác động lên hầu hết mọi thứ, Bartz đồng tình. Oxytocin có khả năng làm một số thứ rất cơ bản, nhưng khi bạn thêm vào tư duy bậc cao và các tình huống xã hội, những quy trình cơ bản này có thể biểu thị theo nhiều cách khác nhau dựa vào sự khác biệt cá nhân và ngữ cảnh.
Ý chính của bài viết trên là gì?
A. Những ảnh hưởng tích cực của Oxytocin.
B. Những ảnh hưởng tiêu cực của Oxytocin.
C. Tác động của Oxytocin đối với con người.
Đáp án chính xác
D. Hành trình phát triển của Oxytocin.
Trả lời:
Chọn C
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung đoạn trích, phân tích.
Giải chi tiết:
Ý chính của bài là những tác động của Oxytocin đối với con người.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thí sinh đọc bài 1 và trả lời câu hỏi từ 1 – 8:
Thuốc trừ sâu từ cỏ ngọt?
Phát hiện này xuất phát từ ý tưởng của nhà nghiên cứu Simon D. Kaschock–Marenda. Ông đã cho ruồi giấm ăn chất làm ngọt Truvia (do Tập đoàn Cargill sản xuất) và một số chất ngọt khác, rồi giữ chúng trong lọ cùng với ruồi giấm trưởng thành. Gần một tuần sau, ông thấy những con ruồi ăn chất làm ngọt Truvia đã chết, nhưng những con ruồi ăn các chất ngọt khác vẫn sống. Ban đầu ông nghĩ rằng đây có thể chỉ là một sự tình cờ, nhưng những lần thí nghiệm sau vẫn cho kết quả tương tự. Những con ruồi được nuôi bằng Truvia chỉ sống khoảng sáu ngày, còn những con ruồi ăn đường cát bình thường thì sống đến tuổi thọ bình thường, khoảng 40 – 50 ngày.
Truvia là chất làm ngọt tự nhiên, được chiết xuất từ cỏ ngọt Nam Mỹ, nên các nhà khoa học nghĩ rằng loại cỏ ngọt này có chứa các thành phần có khả năng tiêu diệt ruồi giấm.
Nhưng khi ruồi giấm ăn thức ăn có chứa Purevia – một chất làm ngọt khác cũng được chiết xuất từ cỏ ngọt, chúng không có phản ứng giống như khi ăn chất làm ngọt Truvia. Tuổi thọ của chúng vẫn không thay đổi.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại Drexel đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để phân tích Truvia. Kết quả cho thấy hơn 90% hàm lượng của Truvia là erytritol.
Erythritol là một chất làm ngọt “không calo”, được tìm thấy trong trái cây và thực phẩm lên men. Nó đóng vai trò như chất độn trong Truvia. Chiết xuất lá cỏ ngọt có vị ngọt gấp khoảng 200 lần đường, nên erythritol giúp tạo ra độ ngọt đồng đều trong toàn bộ sản phẩm được làm ngọt. Ngoài ra, erytritol đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là an toàn và được chấp thuận làm phụ gia thực phẩm trên toàn cầu.
Để xác định xem liệu erytritol có phải là thủ phạm thực sự gây độc cho ruồi giấm hay không, nhóm nghiên cứu đã cho ruồi giấm vào trong các lọ chứa erythritol ở nồng độ cao hơn. Kết quả là, sau một hoặc hai ngày ăn thức ăn tẩm erythritol có nồng độ cao nhất (2M), tất cả các con ruồi đều chết.
Nhóm của Marenda đã nhận được bằng sáng chế tạm thời đối với việc sử dụng erythritol làm thuốc diệt ruồi giấm và một số côn trùng khác. Theo nhóm nghiên cứu, phương pháp mới này rất hứa hẹn vì khi cho ruồi giấm lựa chọn giữa erythritol và sucroza thì chúng ăn cả hai loại. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể nhử mồi ngay cả khi côn trùng đang có thực phẩm khác.
Tuy nhiên, hợp chất mới còn phải trải qua một chặng đường dài trước khi có thể trở thành một loại thuốc trừ sâu. Các nhà nghiên cứu sẽ phải chứng minh rằng erythritol không độc hại đối với các loài côn trùng có ích như ong và nhiều động vật khác như chim.
Ý chính của bài viết trên là gì?
Câu hỏi:
Thí sinh đọc bài 1 và trả lời câu hỏi từ 1 – 8:
Thuốc trừ sâu từ cỏ ngọt?
Phát hiện này xuất phát từ ý tưởng của nhà nghiên cứu Simon D. Kaschock–Marenda. Ông đã cho ruồi giấm ăn chất làm ngọt Truvia (do Tập đoàn Cargill sản xuất) và một số chất ngọt khác, rồi giữ chúng trong lọ cùng với ruồi giấm trưởng thành. Gần một tuần sau, ông thấy những con ruồi ăn chất làm ngọt Truvia đã chết, nhưng những con ruồi ăn các chất ngọt khác vẫn sống. Ban đầu ông nghĩ rằng đây có thể chỉ là một sự tình cờ, nhưng những lần thí nghiệm sau vẫn cho kết quả tương tự. Những con ruồi được nuôi bằng Truvia chỉ sống khoảng sáu ngày, còn những con ruồi ăn đường cát bình thường thì sống đến tuổi thọ bình thường, khoảng 40 – 50 ngày.
Truvia là chất làm ngọt tự nhiên, được chiết xuất từ cỏ ngọt Nam Mỹ, nên các nhà khoa học nghĩ rằng loại cỏ ngọt này có chứa các thành phần có khả năng tiêu diệt ruồi giấm.
Nhưng khi ruồi giấm ăn thức ăn có chứa Purevia – một chất làm ngọt khác cũng được chiết xuất từ cỏ ngọt, chúng không có phản ứng giống như khi ăn chất làm ngọt Truvia. Tuổi thọ của chúng vẫn không thay đổi.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại Drexel đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để phân tích Truvia. Kết quả cho thấy hơn 90% hàm lượng của Truvia là erytritol.
Erythritol là một chất làm ngọt “không calo”, được tìm thấy trong trái cây và thực phẩm lên men. Nó đóng vai trò như chất độn trong Truvia. Chiết xuất lá cỏ ngọt có vị ngọt gấp khoảng 200 lần đường, nên erythritol giúp tạo ra độ ngọt đồng đều trong toàn bộ sản phẩm được làm ngọt. Ngoài ra, erytritol đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là an toàn và được chấp thuận làm phụ gia thực phẩm trên toàn cầu.
Để xác định xem liệu erytritol có phải là thủ phạm thực sự gây độc cho ruồi giấm hay không, nhóm nghiên cứu đã cho ruồi giấm vào trong các lọ chứa erythritol ở nồng độ cao hơn. Kết quả là, sau một hoặc hai ngày ăn thức ăn tẩm erythritol có nồng độ cao nhất (2M), tất cả các con ruồi đều chết.
Nhóm của Marenda đã nhận được bằng sáng chế tạm thời đối với việc sử dụng erythritol làm thuốc diệt ruồi giấm và một số côn trùng khác. Theo nhóm nghiên cứu, phương pháp mới này rất hứa hẹn vì khi cho ruồi giấm lựa chọn giữa erythritol và sucroza thì chúng ăn cả hai loại. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể nhử mồi ngay cả khi côn trùng đang có thực phẩm khác.
Tuy nhiên, hợp chất mới còn phải trải qua một chặng đường dài trước khi có thể trở thành một loại thuốc trừ sâu. Các nhà nghiên cứu sẽ phải chứng minh rằng erythritol không độc hại đối với các loài côn trùng có ích như ong và nhiều động vật khác như chim.
Ý chính của bài viết trên là gì?A. Hành trình phát minh ra thuốc trừ sâu từ cỏ ngọt của Marenda.
B. Quá trình phát minh ra một loại hợp chất có thể trở thành thuốc trừ sâu.
Đáp án chính xác
C. Quá trình nghiên cứu các loại hợp chất có trong cỏ ngọt.
D. Hành trình nhận bằng sáng chế thuốc trừ sâu từ cỏ ngọt.
Trả lời:
Chọn B
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung đoạn trích, kiến thức về câu chủ đề, phân tích.
Giải chi tiết:
Quá trình phát minh ra một loại hợp chất có thể trở thành thuốc trừ sâu.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tuổi thọ trung bình của một con ruồi giấm là bao nhiêu?
Câu hỏi:
Tuổi thọ trung bình của một con ruồi giấm là bao nhiêu?
A. Sáu ngày.
B. Hơn 1 tuần.
C. Gần 1 tháng.
D. Gần 2 tháng.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung đoạn 2 và 3, phân tích.
Giải chi tiết:
Dựa vào nội dung câu: những con ruồi ăn đường cát bình thường thì sống đến tuổi thọ bình thường khoảng 40-50 ngày.
=> Gần 2 tháng.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hàm lượng chính của chất Truvia là?
Câu hỏi:
Hàm lượng chính của chất Truvia là?
A. Purevia.
B. Sucroza.
C. Erythritol.
Đáp án chính xác
D. Calo.
Trả lời:
Chọn C
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Giải chi tiết:
Dựa vào nội dung đoạn: Dựa vào phương pháp HPLC để phân tích truvia kết quả cho thấy hơn 90% hàm lượng của truvia là Erythritol.
=> Hàm lượng chính của chất Truvia là: Erythritol.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phương pháp HPLC được nhắc đến trong đoạn 4 là:
Câu hỏi:
Phương pháp HPLC được nhắc đến trong đoạn 4 là:
A. Phương pháp dùng để nhận biết các chất có trong một hỗn hợp.
B. Phương pháp dùng để xác định hàm lượng của chất.
C. Phương pháp dùng để xác định các tính chất phản ứng của một hỗn hợp.
D. Phương pháp dùng để tách, nhận biết, định lượng từng thành phần có trong hỗn hợp.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Giải chi tiết:
Phương pháp HPLC được nhắc đến trong đoạn 4 là: Phương pháp dùng để tách, nhận biết, định lượng từng thành phần có trong hỗn hợp.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cụm từ “không calo” trong bài được hiểu là
Câu hỏi:
Cụm từ “không calo” trong bài được hiểu là
A. Không năng lượng.
Đáp án chính xác
B. Không tạo ngọt.
C. Không độc hại.
D. Không chứa chất phụ gia.
Trả lời:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Giải chi tiết:
“Không calo” được hiểu là không năng lượng.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====