Câu hỏi:
“Vì biết đâu một ngày xấu trời nào đó, tôi có thể trở thành nạn nhân bị “ném đá”…Trong thời đại mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, chưa bao giờ câu thơ của nhà thơ Nga Evtuchenko lại đúng đến như vậy: “Đến cả các thiên tài cũng vẫn còn giới hạn. Chỉ có sự đểu cáng của con người mới không có tận cùng”.Mà tôi thì không phải thiên tài nên làm việc gì cũng phòng thân trước cho chắc vậy, nhất là với “phong trào ném đá” trên mạng xã hội!”Mai Quốc Ấn – VietnamnetĐặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “ném đá” được in đậm có nghĩa là:
A. Hành động dùng đá để ném vào đối tượng trước mặt
B. Dùng những câu nói mỉa mai, miệt thị để phản đối kịch liệt
Đáp án chính xác
C. Nói những điều tốt đẹp khiến người khác vui vẻ
D. Phê bình tích cực để người khác nhận ra lỗi sai của mình và sửa chữa
Trả lời:
Ném đá là sự phản đối kịch liệt của nhiều người bằng những câu nói mỉa mai, miệt thị.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “mắt” được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ(1) Con mắt là cửa sổ tâm hồn(2) Quả na mở mắt nhìn ngơ ngácĐàn kiến trường chinh tự thuở nào.(Trần Đăng Khoa)
Câu hỏi:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “mắt” được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ(1) Con mắt là cửa sổ tâm hồn(2) Quả na mở mắt nhìn ngơ ngácĐàn kiến trường chinh tự thuở nào.(Trần Đăng Khoa)
A. Mắt (1)
B. Mắt (2)
Đáp án chính xác
C. Cả (1) và (2)
D. Không có trường hợp nào cả
Trả lời:
– Mắt (1) là nghĩa gốc.- Mắt (2) được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ, mắt na có hình dạng gần giống đôi mắt.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Buồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanh”(Nguyễn Du, Truyện Kiều)Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu hỏi:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanh”(Nguyễn Du, Truyện Kiều)Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. nội cỏ
B. rầu rầu
C. chân mây
Đáp án chính xác
D. mặt đất
Trả lời:
Từ “chân” nghĩa gốc chỉ bộ phận cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của người hoặc động vật. Còn từ “chân”trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…)Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển?(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.Một tay thì cắp hỏa mai,Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.Thùng thùng trống đánh ngũ liên,Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.(Ca dao)(2) Một tay gây dựng cơ đồ,Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.(Truyện Kiều)(3) Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.(Ca dao)(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu hỏi:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển?(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.Một tay thì cắp hỏa mai,Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.Thùng thùng trống đánh ngũ liên,Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.(Ca dao)(2) Một tay gây dựng cơ đồ,Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.(Truyện Kiều)(3) Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.(Ca dao)(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
A. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (3) và (1)
D. (2) và (4)
Đáp án chính xác
Trả lời:
– Từ “tay” trong câu (1) chỉ một bộ phận trên cơ thể người, được tính từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm. Trong câu (1) từ “tay” được dùng với nghĩa gốc.- Từ “tay” trong câu (2) là trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Dùng đôi bàn tay để chỉ sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của nhân vật.- Từ “tay” trong câu (3) chỉ một bộ phận trên cơ thể người, đây là trường hợp từ “tay” được dùng với nghĩa gốc, so sánh tình anh em với tay chân (những bộ phận trên cơ thể người) để thấy được sự gắn kết, không thể tách rời nhau trong tình cảm anh em trong gia đình.- Câu (4) Từ “tay” nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật. Còn trong câu từ “tay” được dùng với nghĩa chỉ người chuyên một ngành nghề, một việc nào đó mà ở đây là việc buôn người. =>Trường hợp này được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận để gọi toàn thể.=>Vậy nên trường hợp (2) và (4) từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Đi suốt cả ngày thuVẫn chưa về tới ngõDùng dằng hoa Quan họNở tím bờ sông Thương.”(Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh)Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu hỏi:
“Đi suốt cả ngày thuVẫn chưa về tới ngõDùng dằng hoa Quan họNở tím bờ sông Thương.”(Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh)Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. ngày thu
B. ngõ
C. hoa
Đáp án chính xác
D. sông
Trả lời:
Từ được dùng với nghĩa chuyển trong câu trên là từ “hoa”; chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ người con gái quan họ.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Công viên là lá phổi xanh của thành phố”Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu hỏi:
“Công viên là lá phổi xanh của thành phố”Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. công viên
B. lá
Đáp án chính xác
C. xanh
D. thành phố
Trả lời:
Trong câu trên từ “lá” là từ được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa trên nét chung về hình dạng của chiếc lá và phổi của con người.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====